Mã tài liệu: 292654
Số trang: 24
Định dạng: zip
Dung lượng file: 193 Kb
Chuyên mục: Văn học
Cho đến nay, hầu như giới nhà văn và giới nghiên cứu phê bình văn học đều coi Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu, mang dấu ấn rõ nhất phong cách Nguyễn Minh Châu ở thể loại truyện ngắn.
Tập sách Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX (tập 4) cũng chọn tuyển truyện ngắn này. Mới đây tạp chí Văn nghệ Quân đội (số 1 tháng 10 năm 2007) cũng chọn và coi đó là tác phẩm hay nhất của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Chiếc thuyền ngoài xa sẽ được đưa vào giảng dạy ở chương trình chính thức Ngữ văn 12 bắt đầu từ năm học 2008 – 2009. Giới thiệu mấy lời như vậy để khẳng định vị trí xứng đáng của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung, trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn lớn Nguyễn Minh Châu nói riêng - mà công lao đóng góp của ông đã được Nhà nước và nhân dân ghi nhận bằng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 2 – 2000).
Để góp phần phân tích giảng dạy tốt hơn tác phẩm này chúng tôi xin đưa ra một hướng tiếp cận. Chúng tôi coi đây chỉ là một kinh nghiệm cá nhân, rất mong được sự trao đổi ý kiến của các bạn đồng nghiệp.
Trước hết cần đặt truyện ngắn này trong cảm hứng sáng tác chung của Nguyễn Minh Châu giai đoạn đầu những năm 80 ở thế kỷ trước, đó là cảm hứng luận đề. Cảm hứng luận đề thể hiện ở một loạt truyện Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Hương và Phai, Bến quê, Khách ở quê ra, Mẹ con chị Hằng, Sống mãi với cây xanh, Mảnh đất tình yêu, Một lần đối chứng, Chiếc thuyền ngoài xa … có tính luận đề ở chỗ nhà văn đã cho “đối chứng” với các quan niệm lạc hậu, lỗi thời, cổ hủ, xưa cũ… về con người, về cuộc đời và cả về nghệ thuật. Ngay chính Nguyễn Minh Châu, lúc sinh thời cũng có lần tâm sự rằng chính mình cũng chưa thích “một vài truyện tính chất luận đề về đạo đức để lộ ra quá rõ”(1). Chiếc thuyền ngoài xa cũng thể hiện điều này ở một vài câu văn, ví dụ: “Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khoắc trong phần của tâm hồn”. Nó chỉ là một vài vết gợn để lộ ra mục đích thuyết giáo của tác giả, không ảnh hưởng tới chủ đề chính của tác phẩm là luận đề về quan niệm giữa chân lý nghệ thuật và cuộc sống. Chính cảm hứng luận đề này đã chi phối Chiếc thuyền ngoài xa và Một lần đối chứng: nhà nghệ sĩ phải nhìn kĩ, nhìn sâu vào những gì tưởng là đẹp đẽ, hài hoà để nhận ra bản chất của nó, từ đó mà có trách nhiệm cao hơn, sâu sắc hơn với cuộc đời và con người.
Truyện được viết xong trong tháng 8 năm 1983, nghĩa là ở những năm trước của công cuộc đổi mới (tính từ năm 1986). Đầu những năm 80 của thế kỷ XX nước ta lâm vào cơn khủng hoảng kinh tế nặng nề. Thực tế đòi hỏi chúng ta phải có những cơ chế mới thích hợp để thay thế cơ chế quan liêu bao cấp đã lỗi thời, kể cả phải thay đổi lối bao cấp về tư tưởng. Nhìn ở phương diện văn học ta mới thấy những truyện như Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một sự báo hiệu công cuộc đổi mới trong văn học, từ đề tài, nhân vật cho đến cách viết … Chính vì thế mà nhà văn được đánh giá rất cao, “là người cảm nhận ra sớm nhất, sâu xa nhất, tận máu thịt tâm tưởng mình cái yêu cầu bức bách sống còn của cuộc trở dạ nọ, mà ngày nay chúng ta gọi là công cuộc đổi mới” (2), “là một hiện tượng văn học mới” (3)… Phải đặt Chiếc thuyền ngoài xa vào bối cảnh những năm trước đổi mới chúng ta mới thấy rõ vị trí tiên phong của nhà văn trong việc đổi mới văn học nước nhà.
Do đặc trưng thể loại là dung lượng ngắn, chi tiết cô đọng, hàm súc, cốt truyện thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế để hướng tới khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện ra một nét bản chất trong đời sống, nên các tác giả truyện ngắn rất chú ý tới việc sáng tạo tình huống. Tiến hành phân tích giảng dạy một tác phẩm truyện ngắn chúng ta cũng rất nên quan tâm tới yếu tố này. Xét dưới góc độ lý thuyết thì tình huống đóng vai trò bộc lộ các mối quan hệ, địa vị xã hội và tính cách nhân vật, thể hiện chủ đề tác phẩm. Chiếc thuyền ngoài xa đã sáng tạo ra một tình huống nghịch lý, oái oăm, trớ trêu. Vì là một truyện mang tính luận đề, mang tính tư tưởng, nhân vật trong truyện cũng là nhân vật tư tưởng, không phải là nhân vật tính cách nên trọng tâm phân tích truyện ngắn này nên đi sâu hơn vào phương diện tình huống. Bởi nhờ tình huống này mà tính tư tưởng của tác phẩm mới được thể hiện rõ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 2291
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 1182
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 1247
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 753
⬇ Lượt tải: 16