Info
<!--
/* Font Definitions */
@font-face
{font-family:"MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-alt:"MS 明朝";
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
@font-face
{font-family:"\@MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
/* Style Definitions */
p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin:0in;
margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-font-family:"MS Mincho";}
span.apple-style-span
{mso-style-name:apple-style-span;}
@page Section1
{size:8.5in 11.0in;
margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in;
mso-header-margin:.5in;
mso-footer-margin:.5in;
mso-paper-source:0;}
div.Section1
{page:Section1;}
-->Đọc Bình giảng Tam Quốc, mới thấy đọc Tam Quốc có cái thú của nó. Nếu ai đã đọc Tam Quốc rồi, đọc bình giảng xong lại thấy cần đọc lại Tam quốc thì mới thấm được cái thần và cái sâu của nó. Còn những ai chưa đọc Tam quốc, hãy nên đọc Bình giảng trước để thấy được vì sao Tam quốc là bộ ký số 1 của nền văn học Trung Hoa?
Mở đầu truyện đã có ba tên giặc cỏ xưng hiệu Thiên Công, Địa Công, Nhân Công, đó là cái điềm báo trước cho đất nước chia thành ba mảnh, bởi lẽ ba nước Nguỵ, Ngô, Thục sau này xây dựng trên ba yếu tố: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hoà. Cũng như, khi Lưu Bang chưa dấy nghiệp đã có Ngô Quảng, Trần Thiệp dẫn trước. Lưu Tú sắp lên ngôi thiên tử cũng đã có Xích Mi, Đồng Mã xuất hiện trước.
Đưa ra ba anh em tên giặc họ Trương, rồi lại đưa ra ba anh em khác họ kết nghĩa, đó là phép lấy vai khách làm nổi vai chủ trong truyện vậy. - Người đời hay thề trước bàn Quan Công để kết nghĩa, nhưng thực ra ít ai giữ được trọn lời thề như vậy. Có kẻ muốn thân thiết với ai lại còn kết làm họ hàng. Thực ra cái yếu tố thâm trọng không phải ở chỗ đồng tông, đồng tính, mà ở chỗ đồng đức, đồng tình. Xem như ba anh em Lưu, Quan, Trương nào phải đồng tông đồng tộc, mà họ ở với nhau như vậy, còn ba anh em Trương Giốc, Trương Bảo, Trương Lương cùng một máu mủ mà có ra gì? - Những câu sấm, lời truyền, nếu đem xuyên tạc cũng có tác dụng làm cho lòng dân mù quáng, mê hoặc. Cứ như câu "Thượng thiên đã chết, Hoàng thiên dựng nên" lẽ nào lại có ở trong thiên thư của Nam Hoa Lão Tiên? có lẽ Trưng Giốc đã đặt bậy để mê hoặc lòng dân đó thôi. Riêng kẻ ngu này thì việc Hoàng Cân xưng Hoàng Thiên, nếu xét theo việc trước thì đó là điềm bọn hoạn quan làm loạn nước (huỳnh môn quan), còn nếu xét về việc sau thì đó là điềm Tào Phi cướp ngôi Hán, đổi niên hiệu là Hoàng Sơ vậy. Khởi đầu, đang kể chuyên loạn lạc, chiến chinh, tác giả lại xen vào kể đời tư của Lưu Bị và Tào Tháo. Một người thì từ nhỏ đã có chí cứu nước an dân, đứng trên thiên hạ, một người thì từ nhỏ đã gian ngoan xảo quyệt. Một người là dòng dõi Tĩnh Vưng, một người thì con cháu nuôi bọn Thập Thường thị. Bên hơn bên kém đã rõ. ấy thế mà đời sau viết truyện, chép sử còn có người lấy nhà Nguỵ làm chính thống, và khi viết đến Thục đánh Ngụ lại viết là; Giặc thục kéo ra đánh phá... thế là ý nghĩa gì?
Hứa Thiệu bảo Tào Tháo là một tôi thần giỏi về đời thịnh trị, mà gian hùng vè thời loạn, thế mà Tào Tháo lại đắc ý. Cái đắc ý ấy thật quả là nham hiểm, thâm độc, đúng với nội tâm của Tào Tháo vậy. Chỉ một sự vui mừng như vậy cũng đã bộc lộ bản sắc gian hùng của Tào Tháo rồi.