Tìm tài liệu

Doi net ve tin nguong ton giao va phong tuc tap quan cua cu dan Ma Chau

Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu

Upload bởi: saharabeauty

Mã tài liệu: 273350

Số trang: 69

Định dạng: zip

Dung lượng file: 302 Kb

Chuyên mục: Văn hóa các dân tộc thiểu số

Info

LỜI MỞ ĐẦU

Là một sinh viên năm thứ tư, đã được trang bị tương đối đầy đủ kiến thức của chuyên ngành Lịch sử Văn hoá, tôi phải hoàn thành luận văn tốt nghiệp và cũng là bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu.

Tôi có may mắn là được người hướng dẫn Luận văn tốt nghiệp của tôi - TS Lâm Mỹ Dung gợi ý và tạo mọi điều kiện cho tôi vào Duy Xuyên - Quảng Nam để tìm hiểu về đời sống văn hoá của một làng nghề truyền thống ở đây.

Lần đầu tiên đặt chân đến miền Trung và với mục đích tìm hiểu về đời sống văn hoá của một làng nghề, do kiến thức cá nhân còn ít ỏi và điều kiện thời gian thực tế hạn hẹp, nên dù đã có được sự chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý tận tình của thầy cô và bạn bè trong quá trình tìm kiếm tư liệu và cũng như khi hoàn thành luận văn nhưng luận văn vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong có sự chỉ dẫn, góp ý thêm.

Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin cảm ơn các thầy cô của Bộ môn Lịch sử Văn hoá và Khoa Lịch Sử, trường ĐH KHXH&NV HN - nơi tôi đã và đang học tập; cảm ơn Phòng Văn hoá huyện Duy Xuyên, đặc biệt là chú Dương Đức Quí và chị Nguyễn Thị Tuyết; cảm ơn thầy Nguyễn Chiều đã góp ý và cung cấp tư liệu cho tôi; cảm ơn Ban dân chính, các cụ phụ lão và bà con thôn Châu Hiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực tập ở đây.

Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi với TS Lâm Mỹ Dung - giáo viên hướng dẫn của tôi - người đã dẫn dắt và chỉ bảo cho tôi không chỉ trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp này.

1. Mục đích nghiên cứu

Người Việt từ xưa (và cho đến nay) đa phần là nông dân. Môi trường sống của họ là Nông thôn - Nông nghiệp - Xóm làng. Phổ xã hội Việt Nam truyền thống là Gia đình - Họ hàng - Làng nước. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, làng xã có một vai trò hết sức to lớn. Nó là tế bào sống của xã hội Việt Nam, là môi trường sinh tụ và hoạt động của nông dân Việt Nam. Mỗi bước thăng trầm của dân tộc thường để lại những dấu ấn đậm nét trong đời sống làng xã.

Làng nghề truyền thống là nguồn tài sản quý giá của đất nước cần được bảo tồn và phát triển. Tài sản đó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế - xã hội mà còn thể hiện nền văn hoá, văn minh độc đáo của dân tộc Việt Nam. "Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu (có một quá khứ trăm ngàn năm) "dân biết mặt, nước biết tên", tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ... trở thành di sản văn hoá dân gian"[36.372].

Sau một thời gian mai một, hiện nay làng nghề đã và đang được quan tâm phát triển. Sự đổi mới cơ chế quản lý cũ sang cơ chế thị trường với sự điều tiết của nhà nước từ Đại hội VI (năm 1986) đã tạo ra bước ngoặt quan trọng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất nói chung và các ngành nghề truyền thống nói riêng. Sự phát triển của làng nghề, đặc biệt là những ngành nghề mới trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) nông thôn là một xu hướng tất yếu khách quan. Nhưng hiện nay vẫn còn không ít các làng nghề chưa phục hồi được sản xuất, nhiều nghề bị mai một, đội ngũ nghệ nhân ngày càng suy giảm. Các làng nghề cũng đang đứng trước những khó khăn thách thức như là thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn vốn, trang thiết bị công nghệ...[2.235]. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tìm hiểu các làng nghề truyền thống, phải có một cái nhìn toàn thể về nó. Từ đó mới có thể hoạch định những phương hướng, cách thức bảo tồn và phát triển làng nghề trong giai đoạn hiện nay.

Bảo tồn làng nghề truyền thống cũng chính là bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc. Muốn bảo tồn và phát triển các làng nghề thì trước hết, chúng ta phải tìm hiểu những yếu tố văn hoá truyền thống của làng nghề. Bởi "văn hoá" được coi "là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội" như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ Đảng (Khoá VII) đã đề ra. Những yếu tố truyền thống đó kết hợp với những yếu tố hiện đại như thế nào và vai trò của nó trong sự phát triển của làng nghề? Như vậy mới có thể bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH-HĐH một cách có hiệu quả. Đây cũng chính là mục đích của luận văn tốt nghiệp "Làng dệt Mã Châu - xưa và nay".

Khi đặt Xưa (truyền thống - theo cách hiểu thông thường là những giá trị văn hoá từ xưa để lại) và Nay (hiện đại), tôi không có ý định so sánh, mà dựa trên tinh thần "ôn cố tri tân" (tìm cũ để biết mới). Bởi chỉ có hiểu biết sâu sắc về làng nghề và những yếu tố văn hoá truyền thống của làng nghề thì khi gia nhập vào công cuộc CNH-HĐH chúng ta mới có thể phát huy tốt vai trò của làng nghề mà không làm mất đi những giá trị văn hoá riêng đặc sắc của nó.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Làng xã là đối tượng nghiên cứu của Khoa học Lịch sử và nhiều ngành khoa học khác với diện nghiên cứu đa dạng và phong phú. Đến nay việc nghiên cứu đã đạt được nhiều kết quả. Các công trình nghiên cứu chung hoặc mang tính chất chuyên khảo về làng nghề cũng đã được nhiều người công bố.

Làng dệt Mã Châu và làng xã vùng Duy Xuyên- Quảng Nam nói chung, vì nhiều lý do, việc nghiên cứu mới có những kết quả chung có tính chất khái quát, ít có những công trình nghiên cứu chuyên sâu. Và về làng nghề Mã Châu chỉ có một số bài viết chung, gián tiếp đề cập đến.

- Bài viết: Câu ca làng nghề của Văn Thành Lê đăng trên tạp chí Văn hoá Quảng Nam số 18 tháng 12.1999. Trên cơ sở tìm hiểu nghề dệt ở Duy Xuyên, ông nói đến ảnh hưởng của nghề dệt với đời sống cư dân ở đây.

- Bài báo: Duy Xuyên ngày mai xanh lại những biền dâu? của Hoàng Thơ trên báo Quảng Nam chủ nhật ngày 9.3.2003. Từ những số liệu của nghề dâu tằm ở Duy Xuyên trong những năm gần đây, tác giả khẳng định khả năng phát triển của nghề dệt ở vùng này.

- Bài viết: Ông Cửu Diễn - người du nhập kỹ thuật dệt mới vào Duy Xuyên (tư liệu của chị Nguyễn Thị Tuyết - Phòng Văn hoá huyện Duy Xuyên) nói về sự cải tiến kỹ thuật dệt ở Duy Xuyên hồi đầu thế kỷ XX.

3. Các nguồn tư liệu

Để hoàn thành luận văn, tôi đã sử dụng những nguồn tư liệu sau:

3.1. Tư liệu chữ viết

3.1.1. Thư tịch cổ gồm có:

- Thuỷ kinh chú

- Đại Việt sử ký toàn thư

- Phủ biên tạp lục

- Đại Nam nhất thống chí

- Đồng Khánh địa dư chí

3.1.2. Tư liệu chữ viết sưu tầm tại địa phương gồm có:

- Quy ước văn hoá thôn Châu Hiệp

- Dự thảo tộc ước làng mã Châu

- Tóm tắt lược sử các chư phái tộc làng Mã Châu

- Gia phả họ Phạm thôn Mã Châu Thượng (chữ Hán)

- Gia phả họ Trịnh thôn Mã Châu Đông (cả phần chữ Hán và bản dịch)

3.2.Tư liệu điền dã

Trong điều kiện làng nghề Mã Châu mới chỉ có những bài nghiên cứu chung, mang tính chất nền tảng bước đầu, chưa có sự đi sâu, tìm hiểu toàn diện thì tư liệu điền dã là một nguồn tư liệu quan trọng giúp tôi thu thập thông tin để phục vụ cho luận văn. Phương pháp điền dã được sử dụng để lấy những loại thông tin:

- Nghề dệt truyền thống (với những công đoạn trông dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa).

- Phong tục tập quán và sinh hoạt văn hoá của cư dân làng Mã Châu.

- Các hoạt động trao đổi, buôn bán...

Trong đó nguồn tư liệu hồi cố của các cụ già trong làng là một nguồn tư liệu vô cùng quý báu vì luận văn chủ yếu nghiêng về khía cạnh văn hoá của làng.

4. Phương pháp nghiên cứu

Những phương pháp nghiên cứu đã được tôi sử dụng để hoàn thành luận văn gồm:

Phương pháp điền dã dân tộc học và phương pháp phỏng vấn được sử dụng trong thời gian khảo sát và sưu tầm tư liệu tại địa phương. Đây là những phương pháp chủ yếu được tôi sử dụng để thu thập tư liệu phục vụ cho luận văn.

Dựa trên những nguồn tư liệu thu thập được tôi đã sử dụng phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp tư liệu. Từ đó hệ thống hoá những tư liệu đã thu thập được để đưa vào hoàn thành luận văn.

Phương pháp tiếp cận liên ngành là phương pháp quan trọng được tôi sử dụng từ khi khảo sát điền dã lấy tư liệu cho tới khi hoàn thành luận văn. Bởi văn hoá làng là "một phức thể thống nhất trong đa dạng"[36.25] cần được tiếp cận và nghiên cứu từ nhiều hướng.

5. Bố cục luận văn

Luận văn gồm có ba phần: Phần mở đầu (6 trang); Phần nội dung (52 trang) và phần kết luận (3 trang).

Nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:

- Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên-lịch sử, xã hội và con người.

- Chương 2: Làng nghề truyền thống.

- Chương 3: Đôi nét về tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu.

Ngoài ra luận văn còn có phần tài liệu tham khảo, sách dẫn và phụ lục gồm 20 trang.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu
  • Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Tìm hiểu phong tục tập quán cưới xin của ...

Upload: mocxi

📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 3660
Lượt tải: 25

Tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc Việt Nam

Upload: nguyenkimkhanh29

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 849
Lượt tải: 18

Một số giải pháp và chính sách đối với vấn ...

Upload: phuonghuunghi1

📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 1191
Lượt tải: 18

Về tín ngưỡng thờ thành hoàng làng trong ...

Upload: hae_lee_nguyen

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 788
Lượt tải: 22

Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng ...

Upload: vudd404

📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 1372
Lượt tải: 20

Vài nét về nghi thức tang lễ và thờ cúng của ...

Upload: ptnguyen111

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 777
Lượt tải: 18

Đặc điểm dân cư và sự phân bố dân cư xã bắc ...

Upload: duydatru

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 699
Lượt tải: 16

Vài nét về nhà sàn của người thái ở tây bắc

Upload: bondong28

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 823
Lượt tải: 20

Đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc H ...

Upload: ninhvic

📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 1266
Lượt tải: 23

Dân tộc ê đê những nét văn hóa đặc trưng

Upload: herofunlu

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 803
Lượt tải: 21

Ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đồng bào ...

Upload: lqcuong85

📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 800
Lượt tải: 17

Kiến trúc tôn giáo tâm linh Chùa Hương

Upload: ducloi_2001

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 595
Lượt tải: 17

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục ...

Upload: saharabeauty

📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 637
Lượt tải: 16

Một mình một ngựa

Upload: hailt

📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 435
Lượt tải: 5

CHUYÊN MỤC

Văn hóa nghệ thuật Văn hóa các dân tộc thiểu số
Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu LỜI MỞ ĐẦU Là một sinh viên năm thứ tư, đã được trang bị tương đối đầy đủ kiến thức của chuyên ngành Lịch sử Văn hoá, tôi phải hoàn thành luận văn tốt nghiệp và cũng là bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu. Tôi có may mắn là được người hướng zip Đăng bởi
5 stars - 273350 reviews
Thông tin tài liệu 69 trang Đăng bởi: saharabeauty - 15/09/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 15/09/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Đôi nét về tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu