Mã tài liệu: 213459
Số trang: 13
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 215 Kb
Chuyên mục: Tk mỹ thuật sân khấu điện ảnh
Đề tài: Cái đẹp trong văn hóa ăn của người Hà Nội
TRÍCH DẪN
Cái đẹp trong văn hóa ăn của người Hà Nội
Văn hoá ăn là một trong những biểu hiện của văn hoá ứng xử cùng với văn hoá nói, văn hoá ngồi, văn hoá đứng, văn hoá mặc, văn hoá giới tính tạo thành một chỉnh thể thống nhất của văn hoá ứng xử. Nói đến cái đẹp trong văn hoá ứng xử nói chung và văn hoá ăn nói riêng tức là mỗi chúng ta phải luôn luôn tu dưỡng để hoàn chỉnh mình cả về nội dung và hình thức.
Nhà nghiên cứu J.A.Cômexki nói: “ Một con người có hình thức đẹp mà không có văn hoá thì chỉ là con vẹt có bộ lông hào nhoáng hoặc như người ta nói- một lưỡi kiếm bằng chì trong vỏ kiếm bằng vàng”. Sêchspia- nhà viết kịch lỗi lạc người Anh đã có câu tổng kết: “Mỗi cử chỉ của chúng ta đều biết nói, cơ thể con người là tấm gương phản chiếu rất thật những suy nghĩ và tình cảm của con người”.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và vơí tự nhiên, là mục tiêu của chúng ta. Mỗi người chúng ta sống tốt, sống đẹp, sống có văn hoá, hòa thuận, tử tế, yêu thương, nhân ái với nhau nâng cao lên là văn hoá ứng xử. Vậy cái đẹp trong văn hoá ứng xử nói chung và văn hoá ăn nói riêng được hiểu như thế nào?
Cái đẹp là một trong bốn phạm trù mỹ học cơ bản tạo nên hệ thống khách thể thẩm mỹ trong đó cái đẹp là đại diện. Là một phạm trù quan trọng bởi vì nó là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học. Mỹ học là một khoa học nghiên cứu toàn bộ cái thẩm mỹ. Cái thẩm mỹ gồm năm phạm trù cơ bản: phạm trù cái đẹp, phạm trù cái xấu, phạm trù cái bi, phạm trù cái hài, phạm trù cái trác biệt. Nhưng cái đẹp là phạm trù đại diện thẩm mỹ còn những phạm trù khác là một hình thức tồn tại của cái đẹp. Mỹ học còn là một khoa học nghiên cứu cái đẹp, mỹ học là khoa học nghiên cứu toàn bộ đời sống thẩm mỹ gồm đời sống vật chất và tinh thần trong đó gồm có khách thể thẩm mỹ ( năm phạm trù) và chủ thể thẩm mỹ con người đặc biệt là người nghệ sỹ sáng tạo ra cái đẹp.
Cái đẹp còn là một giá trị mang tính thời sự: tức là chỉ đẹp ở một thời điểm nhất định. Ví dụ như những mốt quần áo ở một thời điểm này thì được coi là đẹp là mốt nhưng đến mấy năm sau nó đã bị coi là lạc hậu rồi. Bên cạnh đó cái đẹp còn có giá trị vĩnh cửu: nghĩa là nó tồn tại mãi mãi, muôn đời.
Cái đẹp có hai hệ tiêu chí để đánh giá chân thiện mỹ và tính nhân dân, dân tộc, nhân loại. Trong đó chân là giá trị sử dụng, thiện là giá trị nhân đạo, mỹ-giá trị thẩm mỹ. Tính nhân dân cái đẹp lưu truyền trong nhân dân bảo lưu đến ngày nay. Dân tộc bản chất truyền thống con người Việt Nam, nhân loại-kế thừa phát huy tinh hoa văn hoá nhân loại
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 698
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1247
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 707
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 17