Mã tài liệu: 198704
Số trang: 0
Định dạng: prc
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn hóa nghệ thuật
Nếu có một dịp được chứng kiến cảnh các vị sư Tây Tạng thực hiện đồ hình Mạn-đà-la (Anh: mandala, Phạn: maṇḍala, Tây Tạng: dkyil 'khor, Hoa: 曼荼羅) thì chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được ấn tượng vô cùng đặc sắc lưu lại trong kí ức. Mạn-đà-la không phải chỉ mang tính hình tượng hóa của một phương tiện tu học thiện xảo mà còn là một nghệ thuật có một không hai. Nghệ thuật này đòi hỏi công phu kết hợp làm việc cùng nhau của một nhóm người thật sự tập trung tinh thần trong một thời gian nhiều ngày sử dụng các công cụ thô sơ đặc trưng. Theo ý kiến từ tự viện Namyal, là bản tự riêng của đức Đạt-lai Lạt-ma, thì các Phật tử tin rằng chỉ cần chiêm bái mandala cũng đủ làm chuyển hóa dòng tâm thức của cá nhân thông qua các ấn tượng mạnh mẽ về nét đẹp tuyệt hảo của tâm thức Phật được biểu thị trong mandala. Hậu quả là người chiêm bái có thể có được lòng từ bi tỉnh thức lớn hơn, và một ý nghĩa tốt đẹp hơn về trạng thái toàn thiện. Bài viết này chỉ nhắm giới thiệu vài khía cạnh nghệ thuật lý thú và ý nghĩa triết học của các đồ hình mạn-đà-la. Tài liệu này có được do việc chuyển ngữ, tổng hợp và diễn giải từ các nguồn khác nhau có ghi rõ xuất xứ trong phần tham khảo. Bài viết đã được viết lại, bổ xung, và điều chỉnh để tái bản ngày 27 tháng 11 năm 2007 Lưu ý: Ngoại trừ những dịch phẩm, các bài viết có liên quan đến Phật giáo từ tác giả Làng Đậu khởi đăng trên Internet cho phép người đọc được tự do in lại hay phổ biến toàn bộ nguyên văn mà không có sự cắt xén để tránh gây ngộ nhận hiểu sai khi câu văn đã bị đưa khỏi ngữ cảnh. Chân thành cảm tạ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
Những tài liệu bạn đã xem