Mã tài liệu: 287231
Số trang: 9
Định dạng: zip
Dung lượng file: 61 Kb
Chuyên mục: Quản lý văn hóa
Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế càng phát triển và các quốc gia trên thế giới càng xích lại gần nhau thì văn hoá dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý. Những năm gần đây, văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng của văn hoá trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đồng thời đạt mục tiêu “xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Nhưng văn hoá là gì? Vai trò của văn hoá, những biểu hiện cơ bản của văn hoá trong cuộc sống hiện nay như thế nào. Điều này đã được các nhà văn hoá nghiên cứu một cách sâu sắc và có hệ thống. Tuy nhiên vẫn gặp phải những khó khăn trong quá trình tìm hiểu và phân tích văn hoá.
Văn hoá là từ Hán, văn là đẹp, hoá là giáo hoá. Văn hoá là dùng văn để hoá, văn hoá nghĩa là lấy cái đẹp để giáo hoá con người đó là tư tưởng của triết Lưu Hướng (Tây Hán), một trong những người đầu tiên quan tâm đến khái niệm này.
Thời cận đại xuất hiện thuật ngữ gốc Latinh (Culture) nghĩa đen là trồng trọt, cư trú, lưu tâm, quản lý, canh tác nông nghiệp nghĩa bóng là canh tác tinh thần.
Đến thời hiện đại (giữa thế kỷ XIX đến nay) nhiều khoa học mới đã ra đời như: Xã hội học, Nhân loại học, Tâm lý học… nên khái niệm văn hoá thay đổi bởi nội hàm quá rộng lớn. Nhà văn hoá người Anh TayLor: Văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội. E.henriotte cũng đã định nghĩa: “Văn hoá là cái gì còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”. Trong hội nghị của Unesco tổ chức Văn hoá thế giới học tạp MêHiCo với gần 500 nhà nghiên cứu văn hoá từ ngày 26/7 đến 6/8 năm 1982 đã đưa ra định nghĩa như sau “Văn hoá là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc hoạ lên bản sắc của một gia đình, cộng đồng làng xóm, vùng miền, quốc gia, dân tộc… Văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng, những di sản văn hoá hữu thể và những di sản văn hoá vô hình.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 2809
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 828
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1193
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem