Mã tài liệu: 300344
Số trang: 77
Định dạng: rar
Dung lượng file: 356 Kb
Chuyên mục: Quản lý văn hóa
[FONT=Times New Roman]MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: lịch sử HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH
1.1. Vài nét về địa danh và cư dân nơi di tích tồn tại
1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.2. lịch sử làng Triều Khúc
1.1.3. Các nghề thủ công truyền thống.
1.1.4. Truyền thống văn hoá
1.1.5. Truyền thống cách mạng
1.2 - Quá trình hình thành và tồn tại của di tích đình Triều Khúc
1.2.1. Vị thần được thờ
1.2.2. Đình Triều Khúc qua các thời kỳ lịch sử
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ kiến trúc - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH TRIỀU KHÚC
2.1. Gía trị kiến trúc - nghệ thuật Đình Triêu Khúc
2.1.1. Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng
2.1.1.1. Cảnh quan môi trường
2.1.1.2. Bố cục mặt bằng
2.1.2. Các đơn nguyên kiến trúc
2.1.3. Hệ thống di vật ở đình Triều Khúc
2.2. Lễ hội Đình Triều Khúc
2.2.1. Phần Lễ
2.2.2. Phần Hội
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA DI TÍCH
3.1. Hệ thống các văn bản pháp lý về bảo tồn di tích
3.1.1. văn bản quốc tế
3.1.2. văn bản Việt Nam
3.2. Bảo vệ bằng biện pháp kỹ thuật
3.3. Phát huy tác dụng
KẾT LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ nơi đâu trên đất Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử – văn hoá như đình, chùa, đền, miếu, lăng tẩm. … Đây là những tài sản vô cùng quý giá của dân tộc mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế.
Di tích lịch sử - văn hoá là những trang sử. Có sức thuyết phục lớn đối với mọi thế hệ vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của lịch sử truyền lại cho muôn đời sau. Những di tích lịch sử ấy được coi như những bảo tàng về nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, và những giá trị văn hoá phi vật thể. Gìn giữ những di tích lịch sử - văn hoá không chỉ đơn thuần là giữ những thành quả vật chất của ông cha để lại, mà hơn thế là biết tiếp tục kế thừa và phát huy sáng tạo những giá trị văn hoá mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Tìm hiểu về di tích lịch sử – văn hoá là tìm về cội nguồn của dân tộc để kế thừa và phát huy, góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hoá. Những di tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích từng lớp văn hoá chứa đựng trong nó để góp phần hiểu sâu hơn về cội nguồn dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hoá, truyền thống đạo đức, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó kết hợp hài hoà giữa quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai.
Trải qua bao nhiêu thế hệ, với những biến cố thăng trầm của lịch sử và xã hội, đã khiến cho nhiều di tích lịch sử – văn hoá quý giá bị huỷ hoại dưới bàn tay vô tình hay hữu ý của con người, thêm vào đó là sự khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và chiến tranh đã tàn phá nặng nề khiến cho nhiều di tích lịch sử – văn hoá ở Hà Nội nói riêng, cũng như trong cả nước nói chung bị thu hẹp, đổ nát và xuống cấp nghiêm trọng hoặc bị phủ một lớp rêu phong vì sự lãng quên của con người.
Trong những năm gần đây, hoà chung với xu thế phát triển của đất nước, các di tích lịch sử - văn hoá dần dần được phục hồi, tôn tạo và phát huy tác dụng. Lễ hội được bảo lưu và ngày càng trở nên có ý nghĩa và thiết thực hơn. Người ta thừa nhận rằng chính các di tích lịch sử - văn hoá đã và đang đóng góp phần nhỏ bé vào sự hoàn thiện con người, đưa con người tới một cuộc sống tốt đẹp hơn và hướng người ta trở về với cội nguồn, ngược dòng lịch sử, trở về quá khứ, không lãng quên quá khứ mà trái lại biết trân trọng những thành quả vật chất và tinh thần của quá khứ. Từ đó kế thừa, khai thác phục vụ những mục đích hiện tại của con người.
Một trong những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá ở nước ta là công tác bảo tồn, trùng tu và khai thác những giá trị văn hoá còn ẩn chứa bên trong các di tích lịch sử - văn hoá. Chúng ta luôn phải có ý thức bảo vệ, nghiên cứu những viên ngọc quí giá của cha ông để lại. Gìn giữ cho hiện tại và tương lai, kế thừa những tinh hoa, những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, phù hợp với đường lối của Đảng và nhà nước là xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này, là sinh viên năm thứ tư chuyên ngành Bảo tồn - Bảo tàng với niềm say mê nghề nghiệp, cùng kiến thức đã tập hợp được sau bốn năm học và quá trình thức tập thực tế tại một số di tích và bảo tàng ở Hà Nội. Chúng tôi nhận thức được rằng Hà nội là một địa chỉ văn hoá đặc biệt, có số lượng di tích đậm đặc mang những nét riêng của văn hoá Hà Nội. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá trên đất Hà Nội, cùng với nguyện vọng của bản thân, tôi nghĩ rằng mình cần phải đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ di sản văn hoá quý báu đó. Với sự khuyến khích chỉ bảo của khoa Bảo Tàng và thày giáo Nguyễn Tiến, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiều di tích đình Triều Khúc” làm khóa luận tốt nghiệp ra trường.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu những giá trị về lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật của di
tích đình Triều Khúc Trên cơ sở khảo sát thực tế, bước đầu đề xuất một số giải pháp mong muốn góp phần bảo tồn phát huy tác dụng giá trị di tích trong quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá.
- Tập hợp những tư liệu nhằm cung cấp thêm thông tin cho việc nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hoá có giá trị trong hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá của Thủ Đô, góp phần vào việc tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là di tích và toàn bộ các di vật của đình Triều Khúc - xã Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu đặt di tích đình Triều Khúc trong không gian lịch sử văn hoá xã Tân Triều - huyện Thanh Trì - Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điền dã, khảo sát thức tế.
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp so sánh.
- Phương pháp liên nghành. khảo cổ học, lịch sử văn hoá, bảo tàng học, bảo tồn di tích .
5. Bố cục khoá luận ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục. Khoá luận được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1 - lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích.
- Chương 2 - Giá trị kiến trúc - nghệ thuật đình Triều Khúc.
- Chương 3 - Vấn đề bảo vệ, phát huy tác dụng của di tích .
Trong quá trình viết khoá luận này chúng tôi nhận thấy các tài liệu viết về di tích còn quá ít, nhất là với một sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp, kinh nghiệm chưa nhiều nên gặp không ít khó khăn. Song với cố gắng nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Tiến. Cùng với sự dạy bảo của các thày cô trong khoa Bảo tồn - Bảo tàng trường Đại học văn hoá Hà Nội, lại được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cán bộ ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, và nhiều cụ cao tuổi trong tiểu ban quản lý di tích đình Triều Khúc. Nhân đây chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới sự giúp đỡ quý báu đó.
Ý nghĩa giá trị của di tích lịch sử văn hoá đình Triều Khúc rất lớn, không chỉ về mặt kiến trúc và những di vật cổ còn lại trong di tích, mà còn mang những giá trị về ý nghĩa tâm linh sâu sắc, song do trình độ còn hạn chế nên mọi sự nhìn nhận đánh giá và những đề xuất nêu ra không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp lượng thứ và tham gia đóng góp ý kiến để bài khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 1520
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 759
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 848
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem