Mã tài liệu: 135845
Số trang: 13
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản lý văn hóa
Trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng và xu thế tăng trưởng kinh tế lấy tri thức làm động lực hiện nay, vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Con người với khả năng nắm giữ kiến thức đã trở thành mũi nhọn tạo ra sức cạnh tranh cho công ty, cộng đồng và quốc gia. Việc làm rõ vấn đề con người có thể đóng góp như thế nào cho quá trình sản xuất, đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và làm sao để con người có thể đóng góp hiệu quả hơn, tức là xem xét con người dưới góc độ phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt thông qua giáo dục - đào tạo trong giai đoạn hiện nay đã trở thành một chủ đề đòi hỏi nhiều nghiên cứu.
Như ta đã thấy, nguồn nhân lực là nhân tố trọng tâm, có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Do đó việc nâng cao thể lực, trí lực , tâm lực, thẩm mỹ … của nguồn nhân lực làm cho Nhà nước ngày càng có năng lực phẩm chất lao động mới cao hơn, có hiệu quả lao động và khả năng cạnh tranh cao hơn, làm nền tảng, động lực cho tầm cao của sự phát triển kinh tế – xã hội là rất quan trọng. Từ đó, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu những nội dung cụ thể của nguồn nhân lực mà trong đó có một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu được là chất lượng nguồn nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực, là tố chất, bản chất bên trong của nguồnn nhân lực. Nó luôn có sự vận động và phản ánh trình độ tăng trưởng kinh tế – x• hội cũng như mức sống, dân trí của dân cư. Chất lượng nguồn nhân lực là kháI niệm tổng hợp về những người thuộc nguồn nhân lực được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
- Sức khoẻ
- Trình độ văn hoá
- Trình độ chuyên môn kí thuật
- Chỉ số phát triển con người
- Các chỉ tiêu khác
Trong đó, trình độ văn hoá là một trong những chỉ tiêu được đánh giá là rất quan trọng của nguồn nhân lực. Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực là rất quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực là trạng thái hiểu biết cao hay thấp của người lao động đối với những kiến thức phát triển về tự nhiên và xã hội. Mặt khác, trình độ văn hoá là kháI niệm về học vấn để con người có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản và tri thức chuyên môn kĩ thuật. Do đó, việc phân tích rõ trình độ văn hoá của nguồn nhân lực nói riêng và của toàn dân cư nói chung là hết sức quan trọng. Việc xem xét tỷ lệ số người mù chữ, tỷ lệ số người học hết tiểu học, THCS, THPT của lực lượng lao động như thế nào là một nội dung cần được nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng. Để từ đó có thể rút ra những định hướng, giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện tại và trong tương lai của quốc gia.
Kết cấu đề tài:
1.Thực trạng về trình độ văn hoá của ngồn nhân lực nước ta.
2. Nguyên nhân về Trình độ văn hoá của Nguồn nhân lực nước ta
3. Những định hướng và giải pháp cơ bản cho sự phát triển Trình độ văn hoá của Nguồn nhân lực Việt nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 10784
⬇ Lượt tải: 31
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 3781
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 804
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1297
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1193
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 16