Mã tài liệu: 287232
Số trang: 7
Định dạng: zip
Dung lượng file: 51 Kb
Chuyên mục: Quản lý văn hóa
Hòa trong không khí tưng bừng của các lễ hội truyền thống mỗi độ xuân về, lễ hội Chử Đồng Tử -Tiên Dung mang những nét đẹp riêng của vùng quê Văn Hiến, thắm đượm văn hóa dân gian và gắn liền với những truyền thuyết của một trong “Tứ bất tử” theo tâm thức dân gian.
Hàng năm, từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch, nhân dân trong tỉnh Hưng Yên và khách thập phương lại háo hức tiến về Đền Dạ Trạch (thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên) để tham dự lễ hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung, một trong lễ hội lớn ở nước ta. Từ sớm tinh mơ, khi những giọt sương trên lá cỏ còn chưa tan hết, đoàn người từ trên đê tấp nập kéo xuống, nô nức đến trẩy hội tình yêu. Ai ai cũng mang trong mình tấm lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn của đức thánh Chử Đồng Tử đã có công xây dựng nơi đây thành miền quê trù phú. Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức tại hai ngôi đền: Đền ở thôn Đa Hòa và đền ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch với nhiều nghi lễ truyền thống, biểu thị những tín ngưỡng của văn hóa dân gian. Cứ 3 năm, hai xã lại tổ chức lễ rước tổng, 9 xã rước bộ về đến Đa Hòa, 8 xã khác tổ chức lễ rước nước từ sông Hồng về đến Dạ Trạch. Trong lễ rước, các nghệ nhân trong xã sẽ hát trống quân và tràu văn để phục vụ nhân dân và góp thêm không khí linh thiêng cho ngày hội.
Chưa ai biết chính xác lễ hội Chử Đồng Tử có tự bao giờ, chỉ biết đó là một tập tục truyền thống, một thói quen sinh hoạt văn hóa của nhân dân xã Dạ Trạch nói riêng và cả nước nói chung. Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, mùa xuân cũng là mùa của lễ hội, là dịp để nhân dân cầu mong sự che chở bảo vệ của các vị Thánh họ thờ cúng. Và theo thần phả của xã Dạ Trạch, xưa kia nơi đây là một vùng lau sậy, đầm lầy dân sinh còn thưa thớt. Nhờ công ơn của Đức Thánh Chử Đồng Tử đã khai dân lập ấp, nhân dân mới có cuộc sống no đủ hạnh phúc như ngày nay. Lễ hội Chử Đồng Tử không chỉ gắn liền với tâm linh (sự tích Chử Đồng Tử) mà còn tưởng nhớ thiên tình sử nên thơ của Ngài với công chúa Tiên Dung- con gái Vua Hùng Vương thứ 18. Từ nhiều đời nay, nhân dân nơi đây vẫn ca ngợi bản tình cả về một tình yêu bất diệt này, đã vượt qua mọi sang hèn giàu nghèo, một tấm gương lớn về đức hiếu trung để lại tiếng thơm cho con cháu. Lễ hội là nơi lắng đọng một truyền thuyết với những câu chuyện huyền thoại lịch sử, biểu thi khát vọng của nhân dân muốn có cuộc sống đời đời bền vững. Và đức thánh Chử Đồng Tử còn được tưởng nhớ là ông Tổ của nghề buôn, thông thương giao lưu với nước ngoài, là người có tấm lòng từ bi đi chữa bệnh cứu giúp dân nghèo và tuyên truyền đạo Phật. Hiện nay có 72 nơi thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử, nhưng chỉ có đền Đa Hà và Dạ Trạch được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Với niềm tự hào và vinh dự đó, mặc dù còn nhiều khó khăn, Đảng bộ và nhân dân nơi đây long trọng tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung, mỗi năm 1 lần đúng ngày mùng 10 tháng 2 Âm lịch.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 1025
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem