Mã tài liệu: 244457
Số trang: 81
Định dạng: doc
Dung lượng file: 246 Kb
Chuyên mục: Quản lý văn hóa
phần Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
1.1. Phố Hiến thuộc thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên ngày nay cách thủ đô Hà Nội 30km đường chim bay về phía đông nam, vốn là một đô thị cảng tấp nập của những hoạt động công thương nghiệp ở Đàng Ngoài vào thế kỷ XVII - XVIII và đã đi vào trong câu ca quen thuộc "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Theo sử sách lưu truyền, Phố Hiến đã từng một thời phố xá dọc ngang, nơi tụ hội những phường thủ công, những phiên chợ náo nhiệt, những thương điếm hoạt động sầm uất. Phố Hiến không chỉ đóng vai trò giữa các miền trong nước mà còn là một trung tâm xuất nhập khẩu có quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới như : Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha
Qua thời gian Phố Hiến đã khẳng định cho mình một vị trí khá nổi bật trong hệ thống đô thị Việt Nam thời bây giờ - chỉ đứng sau kinh kỳ Thăng Long. Trải qua những thăng trầm của lịch sử cùng với sự biến đổi của tự nhiên, Phố Hiến ngày nay chỉ còn lại một quần thể di tích, kiến trúc nghệ thuật với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, cùng những thuần phong mỹ tục, những làng nghề thủ công, những nét nghệ thuật dân gian độc đáo. Có thể xem đây là một tụ điểm của nghệ thuật xứ Đông.
Phố Hiến hiện nay không còn sầm uất nhộn nhịp như phố cổ Hà Nội, cũng không còn quần thể di tích nằm tập trung nguyên vẹn như ở Hội An, nhưng Phố Hiến vẫn còn được đánh giá là một trong ba khu phố cổ nhất ở Việt Nam với một quần thể di tích có tầm cỡ quốc gia .
1.2. Quần thể di tích Phố Hiến bao gồm các công trình kiến trúc công cộng, những di tích tín ngưỡng tôn giáo, nhà thờ họ, dấu tích của phố phường, bến sông, thành và thị (nơi sản xuất hàng hoá thủ công), nghĩa địa người nước ngoài, bia ký và những cổ vật lưu trữ tại các công trình kiến trúc. Hiện nay những dấu vết về các thành quách, những khu phố cổ, nhà dân, thương điếm và các cơ sở sản xuất thủ công đánh dấu một thời kỳ vàng son của Phố Hiến còn lại rất ít và mờ nhạt. Song, cái hiện còn nơi đây là các công trình tôn giáo tín ngưỡng - một quần thể kiến trúc độc đáo chứa đựng những giá trị lịch sử - văn hoá hết sức giá trị. Trong số này đã có 11 di tích được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hoá của quốc gia. Tuy vậy, theo chúng tôi vẫn còn nhiều di tích chưa được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là hiện trạng những di tích này hiện nay ra sao? Và, những giá trị lịch sử, văn hoá hiện còn được lưu giữ trong những di tích này là những gì?. Tất cả những vấn đề này cần thiết phải được tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích bảo tồn và có kế hoạch quản lý, khai thác phát huy trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Quần thể di tích Phố Hiến - một tài sản văn hoá lớn của dân tộc, một nguồn tài nguyên quý giá của địa phương. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này vẫn chỉ đang ở dạng tiềm năng, công việc bảo tồn chưa được tiến hành kịp thời nên hầu hết các di tích ở đây có nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng. Mặt khác, công tác đầu tư khai thác, phát huy các giá trị của di tích chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Trước tình hình đó, việc tăng cường công tác bảo vệ, quản lý khai thác quần thể di tích Phố Hiến hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Đúng với chủ trương chính sách của Đảng ta là nâng cao, đẩy mạnh công tác gìn giữ di sản văn hoá của dân tộc.
1.4. Xu hướng đô thị hoá, cùng với công việc quy hoạch lại thị xã Hưng Yên đã và đang có nguy cơ phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng không nhỏ đến các di tích thuộc quần thể di tích Phố Hiến, làm giảm đi giá trị của các di tích theo đúng như khuyến cáo của UNESCO với các nước thành viên.
Việc nghiên cứu, xác định rõ các giá trị lịch sử, văn hoá của quần thể di tích Phố Hiến, trên cơ sở đó có biện pháp quản lý khai thác quần thể di tích Phố Hiến trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cấp bách và hết sức cần thiết, ngoài việc góp phần tích cực vào việc giữ gìn di sản văn hoá dân tộc nói chung nó còn có ý nghĩa thiết thực góp phần tổ chức khai thác phát huy tác dụng một cách có hiệu quả và nâng cao khả năng phát triển kinh tế của địa phương.
Xuất phát từ những yêu cầu khách quan trên, bằng kiến thức về chuyên ngành Bảo tồn - Bảo tàng đã được học, cộng với tình yêu quê hương sâu sắc và có nhiều điều kiện khảo sát thực tế chúng tôi đã chọn đề tài "Giá trị lịch sử - văn hoá của quần thể di tích Phố Hiến”. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé sức mình vào việc bảo vệ và phát huy những di sản văn hoá của quê hương.
2.Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị lịch sử, văn hoá của quần thể di tích Phố Hiến.
- Đánh giá hiện trạng quần thể di tích Phố Hiến.
- Đề xuất một số giải pháp về việc đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị lịch sử văn hoá của địa phương trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các di tích nằm trong quần thể di tích Phố Hiến.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Mặc dù trên địa bàn thị xã Hưng Yên hiện nay có tất cả 70 di tích đã được xếp vào danh mục kiểm kê của Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, song đề tài này không đi tìm hiểu, phân tích các giá trị lịch sử - văn hoá của từng di tích của thị xã Hưng Yên mà chỉ đi vào tìm hiểu, phân tích những giá trị lịch sử - văn hoá của những di tích chính thuộc quần thể di tích Phố Hiến.
* Những di tích chính thuộc quần thể di tích Phố Hiến là những di tích thuộc loại hình di tích tín ngưỡng, tôn giáo đã được xếp hạng quốc gia và những di chỉ khảo cổ nằm trên địa bàn thị xã Hưng Yên, được xác định đó là đô thị cổ Phố Hiến - nơi diễn ra hoạt động thương mại lớn nhất ở Đằng ngoài vào thế kỷ XVII - XVIII và cũng là nơi giao lưu văn hoá giữa các vùng miền để có được những giá trị văn hoá còn tồn tại đến ngày nay. Địa bàn đó ngày nay được xác định từ thôn Đằng Châu, phường Lam Sơn qua Nhân Dục, phường Hiến Nam, đến toàn bộ khu vực nội thị ngày nay, gồm các phường: Minh Khai, Lê Lợi, Quang Trung (thuộc phố Nam Hoà, Bắc hoà Thượng phố cũ), kéo dài đến hết thôn Mậu Dương, phường Hồng Châu (Bắc Hoà hạ phố cũ).
Để tìm hiểu và làm sáng tỏ được những giá trị lịch sử, văn hoá của Phố Hiến xưa, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu một số các vùng phụ cận có liên quan đến sự hình thành và phát triển của Phố Hiến như: xã Hồng Nam, xã Quảng Châu - huyện Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên) hoặc so sánh với các đô thị cùng thời để thấy rõ được vị trí, vai trò của Phố Hiến trong lịch sử như: Hà Nội, Hội An.
4. Tình hình nghiên cứu
Từ 3 thế kỷ trước, Phố Hiến đã được nhiều quốc gia biết tới khi nó trở thành một thương cảng quan trọng, dưới quyền kiểm soát của chúa Trịnh với các tên như Phố Khách, Vạn Lai triều Từ đó đến nay, Phố Hiến trở thành mục tiêu khảo sát và nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các giáo sư và thương nhân nước ngoài, cũng như của các nhà nghiên cứu khảo cổ học, sử học, dân tộc học, văn hoá học, kinh tế học ở trong và ngoài nước.
Tại cuộc Hội thảo khoa học Quốc tế ( tháng 12 năm 1992) về đô thị cổ Phố Hiến, tổ chức tại thị xã Hưng Yên. Các nhà khoa học của nhiều chuyên ngành trong nước và quốc tế đã đề cập và làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trước đây về Phố Hiến mới chỉ tập trung làm sáng tỏ về lịch sử hình thành của Phố Hiến, vai trò của thương cảng Phố Hiến đối với nền kinh tế của Việt Nam trong các thế kỷ XVII - XVIII, quá trình hình thành, phát triển và nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của đô thị cổ trong lịch sử .
- Việc kiểm kê phân loại, đánh giá chưa được tiến hành một cách triệt để. Năm 1992, trong thời gian diễn ra hội thảo khoa học về Phố Hiến, quần thể di tích Phố Hiến đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu song sau đó mọi công việc nghiên cứu dường như đi vào quên lãng. Năm 1996, Bảo tàng Hải Hưng đã cử cán bộ đi ra soát và vào danh mục kiểm kê toàn bộ các di tích thuộc quần thể di tích Phố Hiến. Sau sự kiện tái lập tỉnh năm 1997, toàn bộ các công trình nghiên cứu về Phố Hiến được bảo tàng Hải Hưng bàn giao lại cho Bảo tàng Hưng Yên tiếp tục nghiên cứu. Song, từ đó đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự đề cập đến việc tổ chức phân loại, đánh giá, tìm hiểu, khai thác các giá trị lịch sử -văn hoá, xây dựng các phương án bảo tồn và phát huy tác dụng quần thể di tích Phố Hiến một cách toàn diện.
Năm 1997, sinh viên Phạm Thị Hiệp (khoa Bảo Tàng trường Đại học Văn hoá Hà Nội ) đã thực hiện đề tài: "Đô thị cổ Phố Hiến với tiềm năng phát triển du lịch", tuy nhiên luận văn này mới chỉ dừng lại ở góc độ giới thiệu quần thể di tích Phố Hiến dưới cái nhìn của một hướng dẫn viên du lịch.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Phương pháp liên ngành: Bảo tàng học, dân tộc học, xã hội học, lịch sử
- Phương pháp điền dã: phỏng vấn, chụp ảnh, khảo tả, phân loại, so sánh, đánh giá.
6. Những đóng góp của luận văn
- Tập hợp các nguồn tài liệu nghiên cứu, viết về Phố Hiến từ trước đến nay. Và trên cơ sở đó, phân tích để thấy được các giá trị lịch sử- văn hoá của quần thể di tích Phố Hiến.
- Tìm hiểu về thực trạng quần thể di tích Phố Hiến
- Đề xuất một số giải pháp, nhằm góp phần định hướng công tác bảo tồn và phát huy tác dụng quần thể di tích Phố Hiến trong giai đoạn hiện nay.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về Phố Hiến.
Chương 2: Quần thể di tích Phố Hiến - giá trị lịch sử, văn hoá
Chương 3: Bảo tồn và phát huy tác dụng của quần thể di tích Phố Hiến trong giai đoạn hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 742
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 981
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 885
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 797
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 662
⬇ Lượt tải: 16