Tuy tác giả không nêu tên quốc gia bối cảnh máu hồng y nhưng xét theo tình tiết, có lẽ đó là Tiệp khắc, một nước Trung Âu mà đại đa số dân chúng là người Công giáo. Từ năm 1948, Tiệp khắc bị đảng Cộng sản cai trị, và cùng với các nước CS Đông Âu khác, trở thành chư hầu của Liên bang Sô Viết tàn độc. Cuộc quật khởi "mùa xuân Praha" 1968 thất bại trước đoàn xe bọc sắt của Sô Viết. Người Nga nhân đó chiếm đóng Tiệp Khắc và kìm kẹp nghiệt ngã hơn. Mãi đến 1989, nhờ chuyển biến ngay tại Nga và vận hội mới của các nước Đông Âu, cuộc "cách mạng nhung" mới thành tựu, bắt đầu thể chế tự do dân chủ mà không có bạo động, đổ máu. Cuốn Máu hồng y, xuất bản năm 1987, viết về cuộc xung đột tối hậu giữa Giáo hội Công giáo với Nhà nước mà thực chất chẳng liên quan tới tình yêu Thiên Chúa. Khi sắp bùng lên một cuộc nổi loạn nhằm lật đổ chế đô. Cộng sản, Hồng y giáo chủ Stephan Bem thấy mình bị mắc kẹt và bí lối trong một mạng lưới của những lừa lọc, bạo động và dàn dựng chính trị không chút xót thương. Sau khi may mắn thoát khỏi một lần mưu sát tàn bạo và một cuộc bắt cóc mờ mịt, ông trở thành kẻ chạy trốn, không biết cất chân bước về hướng nào vì bốn phía đều trùng điệp kẻ nghịch. Tuy bối cảnh Máu hồng y không phải là Việt nam nhưng đi vào tác phẩm, độc giả Việt có cơ hội nhìn lại những vấn đề thiết thân như bản chất và cùng đích của tôn giáo; phẩm chất của con người tôn giáo; tương quan giữa tôn giáo và chính trị trong lòng dân tộc... Độc giả cũng sẽ bắt gặp những bóng dáng không xa lạ gì với hoàn cảnh Việt nam. Một chế độ toàn trị; một mặt xem tôn giáo như một thế lực gây thương tổn và sỉ nhục chính quyền; một mặt muốn sử dụng vài phần tử tôn giáo làm kẻ chính trị ngoại vi cho mình. Những tín đồ "thuần thành" và những tín đồ "yêu nước". Các khuynh hướng chính trị tuy đối kháng nhau nhưng đều muốn dùng tôn giáo và tín đồ của nó để làm sức lực và phương tiện cho cái gọi là "phục vụ quyền lợi của quốc gia dân tộc" mà thực chất chỉ là tranh đoạt quyền lực...
GỢI Ý
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
Máu Hồng Y Tuy tác giả không nêu tên quốc gia bối cảnh máu hồng y nhưng xét theo tình tiết, có lẽ đó là Tiệp khắc, một nước Trung Âu mà đại đa số dân chúng là người Công giáo. Từ năm 1948, Tiệp khắc bị đảng Cộng sản cai trị, và cùng với các nước CS Đông Âuother Đăng bởi thanhvu3k
5 stars -
198505 reviews
Thông tin tài liệu
224 trang
Đăng bởi: thanhvu3k -
04/12/2024
Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars -
"Tài liệu tốt"
by khotrithucso.com,
Written on
04/12/2024
Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Máu Hồng Y