Mã tài liệu: 225884
Số trang: 15
Định dạng: doc
Dung lượng file: 90 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị, về con đường cứu nước, cứu dân, thống nhất đất nước, thoát khỏi ách áp bức của thực dân, phong kiến, thoát khỏi bần cùng, lạc hậu. Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc có chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này. Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong suốt 75 năm qua.
Những thành công mà Đảng ta đã đạt được ngày hôm nay có sự đóng góp rất lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính Người đã chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và truyền bá khuynh hướng vô sản cho tầng lớp thanh niên yêu nước Việt Nam. Và cũng chính Người đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản để thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam như hôm nay.
1, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam: con đường cách mạng vô sản – mở tiền đề cho việc thành lập Đảng cộng sản.
1.1, Hoàn cảnh đất nước ta trước khi Bác ra đi tìm đường cứu nước
Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các hiệp ước Harmand (1883), Patenotre (1884), đầu hàng thực dân Pháp, song phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp vẫn diễn ra. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ. Tiêu biểu nhất cho thời kỳ này là phong trào Cần Vương (1885-1896), cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa này đều bị thực dân Pháp dập tắt trong biển máu. Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ gaii cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc Việt Nam.
Sang đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi. Về mặt phương pháp, tầng lớp sĩ phu lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX có sự phân hóa thành 2 xu hướng. Một bộ phận chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chủ quyền quốc gia bằng biện pháp bạo động . Một bộ phận khác lại coi cải cách là giải pháp để tiến tới khôi phục độc lập.
Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu, ông chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Ông lập ra Hội Duy Tân( 1904), tổ chức phong trào Đông Du( 1906-1908). Rồi sau đó về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang Phục Hội( 1912) với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo đông chốn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 839
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 1721
⬇ Lượt tải: 89
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1606
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 743
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 4808
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 935
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 994
⬇ Lượt tải: 38
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 760
⬇ Lượt tải: 25