Tìm tài liệu

Tu thuc trang giao duc khoa cu thoi Le Trung Hung gop them loi ban ve giao duc khoa cu thoi nay o nuoc ta

Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta

Upload bởi: boy_thich_dua89

Mã tài liệu: 302437

Số trang: 29

Định dạng: rar

Dung lượng file: 155 Kb

Chuyên mục: Lịch sử

Info

ĐẶT VẤN ĐỀ

Văn chương có quan hệ đến thế vận, việc thi cử cốt chọn lựa kẻ thực tài. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Tổ tiên ta bắt đầu học chữ Hán ngay từ đầu thời Bắc thuộc, việc giáo dục bắt đầu có tổ chức từ thời Sĩ Nhiếp (Theo Đại Việt sử kí toàn thư, Sĩ Nhiếp được xem là Nam giao học tổ của người Việt). Song phải từ khi giành quyền tự chủ, việc học hành thi cử để đào tạo và tuyển chọn nhân tài mới thực sự chú trọng ở nước ta.

Các triều Ngô và triều Đinh, trị vì nước không lâu, lại thêm việc củng cố võ bị để bảo vệ độc lập đặt ra cấp thiết hơn nên việc giáo dục học tập bấy giờ chủ yếu diễn ra ở trong chùa chiền. Đến thời Lý việc đặt khoa cử diễn ra, rõ rệt ở thời Trần, Lê và sôi nổi nhất vào thời Nguyễn. Trong khoảng thời gian đó, việc học hành khoa cử có nhiều thay đổi, được mất khác nhau.

Sự mở mang khoa cử nước ta bắt đầu từ thời Lý với việc Lý Thánh Tông (1054 - 1072) sửa sang việc học; cho lập Văn Miếu, sai làm tượng Chu Công, Khổng Tử và thất thập nhị hiền để tỏ ý tôn trọng Nho học. Đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1075) cho mở khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho học. Năm 1076 laị cho lập trường Quốc Tử Giám để làm nơi dạy dỗ con vua, quan, đào tạo nhân tài. Năm 1086 lại mở khoa thi chọn người vào Hàn lam viện. Niên hiệu Chính Long Báo Ứng (1163 - 1173), có thêm khoa thi Thái học sinh, qui chế thi cử đã khá đầy đủ.

Sang thời Trần việc giáo dục khoa cử đã được tổ chức chu đáo hơn, con đường khoa cử ngày càng rộng mở cho các sĩ tử. Đời Trần Thái Tông (1225-1231), việc phân chia tam giáp được định rõ để phân biệt cao thấp (việc phân chia này học theo phép thi của nhà Minh ở Trung Quốc). Đến khoa thi năm 1247 lại đặt ra Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) cũng được xác định. Đặc biệt, nhằm khuyến khích việc học hành ở những nơi xa kinh đô, nhà Trần chia khoa thi làm hai loại là Kinh và Trại, lấy hai Trạng nguyên, phân biệt Tam khôi, hoang giáp cũng có từ đây. Năm 1253, Quốc học viện được lập để giảng Tứ thư Ngũ kinh và lập Giảng võ đường để luyện tập võ nghệ. Điều này cho thấy việc giáo dục thời này đã khá phát triển, giáo dục không chỉ trọng trí dục mà cả thể dục cũng được quan tâm. Đến đời Long Khánh (Trần Duệ Tông, 1373-1377), danh hiệu Tiến sĩ cũng bắt đầu được sử dụng (năm 1374, Lê Quý Ly cải cách phép thi đổi Thái học sinh làm Tiến Sĩ, cho Tam khôi và Hoàng giáp là cập đệ xuất thân).

Năm 1427, sau khi Lê Thái Tổ đánh được quân Minh, khôi phục độc lập, việc học lại được đặt lại. Theo Đại Việt sử kí toàn thư, năm Đại Bảo thứ ba (1442), chủ trương dựng bia đá để tôn vinh những người đỗ đạt được đề ra, đến năm Hồng Đức thứ 15 (1484) đời Lê Thánh Tông chủ trương đó được thực hiện trên thực tế. Triều Lê Thánh Tông được xem là triều đại đỉnh cao nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế chính trị, văn hoá xã hội, việc học hành thi cử cũng có nhiều tiến bộ. Lê Thánh Tông cho mở rộng lại nhà Thái học ở phía sau Văn Miếu, làm thêm phòng ốc cho sinh viên ở và học, xây kho bí thư để cất sách vở. Ông cũng cho định lại phép thi Hương, thi Hội, thi Đình và định lệ ba năm một khoa thi; lệ xướng danh và lệ vinh qui cũng có từ thời đấy. Triều Lê Thánh Tông cũng là lúc mà hiền tài đông đảo nhất, vua ở ngôi 20 năm mà mở tới 19 khoa thi.

Đến triều Nguyễn, vua Gia Long thống nhất đất nước cũng theo chế độ nhà Lê mà định phép thi và các dời sau có chỉnh sửa đôi chút. Việc học thời Nguyễn có thể xem như là phát triển nhất với số lượng 47 khoc thi từ năm1807 đến năm1919. Từ năm Minh Mệnh thứ 6, 1825 trở về sau, nghi lễ thi cử được tổ chức ngày càng long trọng, các sĩ tử trình báo theo phủ huyện, khảo hạch thật kĩ càng, có các chức quan lo thu quyển, rọc phách, chấm điểm phân định rõ rệt.

Sau khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và thống trị, việc học tập giáo dục vẫn diễn ra song không còn được quan tâm đúng mức. Cho đến năm 1945 khi cách mạng tháng Tám do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo thành công thì hơn 90% dân số nước ta vẫn còn mù chữ. Trong tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm phát triển hệ thống giáo dục con người mới trên đất nước ta. Hệ thống giáo dục phong kiến không còn tồn tại, thay vào đó là một hệ thống giáo dục mới tiến bộ, phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, khẳng định vai trò và tinh thần của người Việt Nam trên trường quốc tế. Từ đó đến nay giáo dục đã thay đổi nhiều và đang ngày càng hướng tới đào tạo con người phát triển toàn diện cả về phẩm chất trình độ và thể chất. Giáo dục luôn là mặt trận được Đảng và Nhà nước quan tâm đàu tư đúng mức để hàng ngày, hàng giờ đào tạo ra những con người mới phục vụ cho việc đẩy nhanh quá trình đi tới chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Như vậy có thể thấy, giáo dục khoa cử có truyền thống lâu dài, xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, cho dù có nhiều biến đổi thăng trầm trong đời sống chính trị song giáo dục luôn được quan tâm và việc học tập kho cử đã trở thành một truyền thống rất đáng tự hào. Tuy nhiên đời nào cũng vậy, việc học tập khoa cử không tránh khỏi các mối tệ, gây cản trở cho sự phát triển của giáo dục, làm cho việc học đôi khi trở thành một tệ nạn cho nhiều người phê phán. Giáo dục hiện nay ở nước ta cũng đang đứng trước nhiều bất cập, nhiều kì họp gần đây của Chính Phủ, Quốc Hội tập trung vào vấn đề làm thế nào để tạo ra một hệ thống giáo dục phù hợp, toàn diện, tránh được tình trạng gian lận và các bất cập khác trong học tập, thi cử.

Đứng trước vấn đề đó của nước ta hiện nay, tôi đã chọn đề tài: “Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng, góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta”, nhằm góp thêm tiếng nói nhỏ bé của mình vào vấn đề phức tạp trong giáo dục của cả nước. Nhân đây tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế và các bạn đã giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này!

MỤC LỤC

PHẦN I: GIÁO DỤC KHOA CỬ THỜI LÊ TRUNG HƯNG 5

1. Bối cảnh lịch sử văn hoá 5

2. Chế độ giáo dục - khoa cử 6

PHẦN II: CÁC MỐI TỆ TRONG THI CỬ VÀ CÁC ĐỀ XUẤT CỦA QUẦN THẦN THỜI LÊ TRUNG HƯNG 13

1. Các mối tệ trong thi cử 13

2. Những đề xuất cải cách giáo dục dưới thời Lê Trung Hưng 16

PHẦN III. BÀN VỀ GIÁO DỤC NGÀY NAY 24

1. Bối cảnh, thực trạng 24

2. Một số bất cập còn tồn động trong công tác dạy và học ở trường đại học hiện nay 25

3. Đề xuất một số giải pháp 29

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta
  • Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta
  • Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta
  • Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta
  • Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta
  • Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta
  • Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta
  • Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta
  • Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta
  • Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta
  • Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta
  • Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta
  • Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta
  • Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta
  • Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung ...

Upload: nguyenvinhdan

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 539
Lượt tải: 16

Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời lê trung ...

Upload: hoantc1986

📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 283
Lượt tải: 17

Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung ...

Upload: binhhp1963

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 145
Lượt tải: 16

Vài nét về giáo dục khoa cử nho giáo của ...

Upload: devilsnow_2509

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 562
Lượt tải: 18

Chế độ khoa cử thời Lý Trần

Upload: xuanlong_102

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 953
Lượt tải: 18

Chế độ khoa cử thời Lý Trần

Upload: ttnga134

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 556
Lượt tải: 16

Chế độ khoa cử việt nam thời lý trần

Upload: tieubochet410

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 610
Lượt tải: 18

Văn Miếu Quốc Tử Giám gắn với chế độ học ...

Upload: khucgiaomua

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 584
Lượt tải: 26

Một vài nhận xét về Thiên Chúa Giáo thời Tự ...

Upload: dunglv

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 849
Lượt tải: 16

cải cách giáo dục chìa khoá để cải cách nền ...

Upload: thu_hang28

📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 534
Lượt tải: 16

Cải cách giáo dục chìa khoá để cải cách nền ...

Upload: anhvaem6868

📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 513
Lượt tải: 17

Cải cách giáo dục trong công cuộc cải cách ...

Upload: Wingchunvnese

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 459
Lượt tải: 17

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung ...

Upload: boy_thich_dua89

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 558
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Văn hóa nghệ thuật Lịch sử
Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta ĐẶT VẤN ĐỀ Văn chương có quan hệ đến thế vận, việc thi cử cốt chọn lựa kẻ thực tài. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Tổ tiên ta bắt đầu học chữ Hán ngay từ đầu thời Bắc thuộc, việc giáo dục bắt đầu có tổ chức từ thời Sĩ Nhiếp (Theo Đại Việt sử zip Đăng bởi
5 stars - 302437 reviews
Thông tin tài liệu 29 trang Đăng bởi: boy_thich_dua89 - 27/12/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 27/12/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta