Mã tài liệu: 302690
Số trang: 11
Định dạng: rar
Dung lượng file: 77 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
[FONT="Times New Roman"]1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, bước ngoặt quyết định của cách mạng Việt Nam.
Tháng 3-1935 Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng đã họp tại một địa điểm ở phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc). Trên cơ sở đánh giá tình hình thế giới và trong nước, Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu của toàn Đảng trong thời gian trước mắt là: Củng cố và phát triển Đảng; tranh thủ quần chúng rộng rãi; chống chiến tranh đế quốc. Đại hội đã thông qua Nghị quyết chính trị và Điều lệ Đảng; thông qua các nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh lính và các nghị quyết về công tác liên minh phản đế, công tác trong các dân tộc thiểu số, về đội tự vệ và cứu tế đỏ.
Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng có ý nghĩa lịch sử quan trọng; Đại hội đã đánh dấu sự khôi phục được hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước, thống nhất phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Sau Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiều đồng chí Trung ương bị bắt; công tác của Ban Chấp hành Trung ương do Ban chỉ huy ở nước ngoài đảm nhiệm.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951, tại xã vinh quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Đại hội đã thông qua nghị quyết khẳng định: Đường lối đoàn kết toàn dân, kháng chiến trường kỳ giành độc lập, dân chủ là hoàn toàn đúng đắn. Trong điều kiện lịch sử mới, Đại hội chủ trương xây dựng ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia, một Đảng cách mạng thích hợp với hoàn cảnh cụ thể, để lãnh đạo cuộc kháng chiến từng nước đến thắng lợi hoàn toàn. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định xây dựng Đảng Lao động Việt Nam. Kế thừa truyền thống của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam đảm nhận sứ mệnh lịch sử trọng đại vừa tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân ta, vừa có nghĩa vụ giúp đỡ các Đảng cách mạng ở Lào và Cămpuchia đấu tranh thắng lợi.
Trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn hơn 20 năm lãnh đạo cách mạng nước ta, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của đồng chí Trường Chinh đã phân tích rõ tính chất, những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam và chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, xóa bỏ hình thức bóc lột phong kiến, làm cho người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Báo cáo xác định lực lượng cách mạng Việt Nam gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc. Động lực của cách mạng Việt Nam bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và giai cấp tư sản, chủ yếu là công nhân và nông dân. Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân. Báo cáo Bàn vè cách mạng Việt Nam là một văn kiện lịch sử rất quan trọng, đã bổ sung hoàn chỉnh và phát triển lý luận của Đảng ta về cách mạng dân tộc, dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến hành trong điều kiện một nước thuộc địa, nửa phong kiến.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta. Đường lối do Đại hội đề ra đã đáp ứng yêu cầu trước mắt của kháng chiến và yêu cầu lâu dài của cách mạng và thực sự là những đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận cách mạng nước ta.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 701
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 935
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 16256
⬇ Lượt tải: 93
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 995
⬇ Lượt tải: 38
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 711
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 685
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1046
⬇ Lượt tải: 27
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 18