Mã tài liệu: 212546
Số trang: 24
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 322 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
LỜI MỞ ĐẦU
Khi chế độ phong kiến đã phát triển đến đỉnh cao và dần trở lên lạc hậu, không những không còn phù hợp với sự tiến triển của kinh tế xã hội mà còn trở lên kìm hãm và ngăn chặn sự phát triển của lực lượng sản xuất thì tất yếu nó sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn để phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội, phù hợp với quy luật của lịch sử - đó là chế độ tư bản chủ nghĩa.
Thế kỉ XVIII là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử thời cận đại. Trừ Anh và Hà Lan ra thì chế độ phong kiến còn thống trị ở hầu hết các nước ở Châu Âu. Nhưng trong lòng chế đọ phong kiến thối nát đó đã chứa đựng những mầm mống báo hiệu sự sụp đổ của nền quân chủ đó. Nước Pháp là một nước có mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất cũ đã biểu hiện cao độ, có chứa những cuộc đấu tranh quyết liệt, mạnh mẽ không thể tránh khỏi một cuộc cách mạng.
Trong thời gian 200 năm tiến triển của chế độ chuyên chế ở Pháp, chính quyền quân chủ đã được mở rộng và củng cố, để đạt đến đỉnh phát triển rạng rỡ nhất thời Lu – i XIV – thời “vua mặt trời” (1643 – 1715). Nhưng ngay từ những năm cuối cùng của triều vua này thì chế đọ chuyên ché đã bắt đầu suy vong. Nguyên nhân của sự suy vong này tất nhiên không phải do những người kế vị Lu – i XIV: Lu – i XV (1715 – 1774) – Lu – i XVI (1774 – 1792) kém cỏi hơn, mà đó là sự thay thế một chế độ xã hội lạc hậu bằng một chế độ xã hội tiến bộ hơn.
Đề tài: Đại cách mạng Pháp 1789
I. Tình hình nước Pháp trước cách mạng
Chủ nghĩa tư bản đã phát sinh ở Pháp vào cuối thế kỉ XVI. Chậm chạp và từng bước tiến lên trong lòng xã hội phong kiến, nó dã phát triển đầy đủ và chin muồi vào những năm cuối thế kỉ XVIII. Những mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và trật tự phong kiến thống trị đã bước vào một giai đoạn ngày càng gay gắt. những mâu thuẫn ấy bùng nổ trên mọi mặt.
1. Chế độ chính trị ở Pháp trước cách mạng
Trước cách mạng, nước Pháp là một nước quân chủ chuyên chế phong kiến. Nhà vua nắm mọi quyền hành, hầu như không chịu sự kiểm soát nào. Vua có quyền quyết định mọi công việc đối nội, đối ngoại, bổ nhiệm và cách chức các bộ trưởng và nhân viên nhà nước, ban hành và huỷ bỏ các đạo luật trừng phạt và ân xá
Công cụ thống trị của nhà nước phong kiến gồm có quân đội, cảnh sát và nhà thờ.
Tổ chức hành chính trong nước cũng tập trung vào tay vua. Vua có quyền cử quan lại thân tín nhất về làm tổng quản địa phương. Hầu hết các chức vụ trong bộ máy nhà nước đều được đem bán. Cách tuyển chọn như vậy làm cho nhà nuứơc trở thành gánh nặng cho nhân dân vì tính quan liêu, tham nhũng và bất công của nó, khiến cho có người phai kêu lên rằng “triều đình là mồ chôn của quốc gia”
2. Tình trạng nông nghiệp và quan hệ ruộng đất
Vào thế kỉ XVIII mặc dù Pháp là một trong những nước tiên tiến ở Châu Âu, chỉ kém Anh về mặt kinh tế, nhưng 90% dân số Pháp là nông dân, cơ sở kinh tế của Pháp là nông nghiệp thì lạc hậu, năng suất thì lại bị thấp kém. Tình trạng bất lợi của nông nghiệp Pháp trước cách mạng là một trong những hậu quả của sự tồn tại dai dẳng của chế độ phong kiến, ăn sâu, bám rễ vào nông thôn Pháp và ngày càng trở lên lỗi thời, phản động.
Ruộng đất ở Pháp trên danh nghĩa thuộc quền sở hữu của vua. Nhà vua lấy ruộng đất đó phong cấp cho quần thần. Những đất đai đó được sử dụng dưới hai hình thức. Thường thường chúa phong kiến giữ lấy một phần nhỏ làm lãnh địa, rồi phát canh cho nông dân để thu tô. Phần còn lại thì được canh tác theo chế độ vĩnh điền nông nô. Nông dân lao động trên mảnh đất đó nhưng không có quyền sở hữu, phải nạp cho lãnh chúa một thứ thuế “xăng” nhất định.
Tóm lại, trong nông nghiệp Pháp cuối thế kỉ XVIII, những tập quán phong liến trung cổ cũ còn thống trị dưới hình thức thô bạo và dã man nhất; chúa đất hết sức ngoan cố bám lấy tập quán cổ lỗ của cha ông trong quan hệ đối với nông dân. Lãnh chúa dựa vào quyền hành phong kiến cũ để ngày càng bóc lột họ tới tân xương tuỷ.
Chính sự bóc lột không thương tiếc đó của lãnh chúa đã làm cho những sáng kiến của người nông dân bị vùi lấp, những hào hứng tăng gia sản xuất bị tiêu tan.
Sự suy vi của nền nông nghiệp Pháp ngày càng lộ rõ hơn; giá nông phẩm bị giảm sút. Hởu quả là thu nhập của địa chủ bị giảm, thúc đẩy họ tìm nguồn thu nhập mới. Nhưng thay vì cải tiến nền nông nghiệp đã quá lạc hậu thì da số các địa chủ lại nhờ đến phương sách mà họ cho là đơn giản nhất, thông dụng nhất đó là bóc lột người nông dân. Họ tìm mọi cách để chiếm đoạt ruộng đất, tăng thuế. Kết quả là trước cách mạng, nền kinh tế nông nghiệp ngày càng suy sụp, nông dân phá sản phải đi lang thang để kiếm ăn, nạn đói diễn ra liên tiếp. Do dó, giải phóng khỏi ách phong kiến là một yêu cầu cấp thiết của nhân dân Pháp lúc đó và giải quyết vấn đề ruộng đất đã trở thành vấn đề cơ bản của cách mạng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 994
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 3033
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 704
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem