Tập sách "Chuyện Phật Đời Xưa" đã được tác giả biên soạn cách đây gần nửa thế kỷ, từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau trong Phật giáo. Nội dung của sách được chọn lọc một cách khá nhất quán xoay quanh trục chủ đề chính là các vấn đề luân lý, đạo đức. Bên cạnh đó, những vấn đề như đức tin, luật nhân quả và các phần giáo lý căn bản như Tam quy, Ngũ giới cũng được đưa vào. Có thể xem đây là một sự minh họa phong phú và lý thú cho những bài giảng về giáo lý nhà Phật. v.v...
Sách gồm 5 phần: Từ Đức Phật Thích Ca đến vua A Dục (Acoka) - Sơ lược về tích Phật Thích Ca - Sau khi Phật nhập diệt, chư tăng họp đại hội, kết tập lại thành Vương Xá để bảo tồn đạo pháp - Đến đời vua A Dục - người có công lớn trong việc hổ trợ ngôi Tam Bảo. Phần thứ hai: từ vua A Dục tới vua Ca-nhị-sắc-ca (Kanishka), Phật giáo được truyền xuống tận đảo Tích Lan (Sri-lan-ka) - cực Nam Ấn Độ. Vua Kanishka có công lớn trong việc chấn hưng Phật giáo.
Phần 3: từ vua Kanishka đến cuối đời trung cổ, đó là giai đoạn Tiểu thừa và Đại thừa xung đột và chia tách. Đại thừa phát sinh 2 tông phái và Tiểu thừa cũng lập ra 2 tông. Sau thời kỳ này, Phật giáo tại Ấn Độ bắt đầu suy yếu, một số tăng chúng chú trọng về phù phép, một dòng khác chuyển ra truyền đạo ở nước ngoài.
Phần thứ 4: Đạo Phật truyền lên Tây tạng, qua Trung Quốc, Nhật Bản đều là theo Đại thừa. Còn tiểu thừa thì truyền sang Miến Điện, Mianma, Xiêm La (Thái Lan), Cao Miên (Campuchia), Lào. Việt Nam chịu ảnh hưởng Trung Hoa, tu Đại thừa.
Phần 5: Đạo Phật với thế giới văn minh Phương Tây - Âu Mỹ. Hiện nay giới trí thức Âu Mỹ, sau khi cảm thấy văn minh phương Tây bế tắc, đang hướng về phương Đông mà Phật giáo là một trong vài tôn giáo lớn với triết lý uyên ảo, rất hấp dẫn với họ. Và hiện nay Phật giáo cũng đã và đang du nhập vào Âu Mỹ khá sâu sắc - nhất là đối với giới trí thức, họ rất đam mê nghiên cứu và tu tập Thiền quán.
Đoàn Trung Còn là một học giả uyên thâm, tâm huyết với Phật giáo. Ông đã viết nhiều tác phẩm giá trị về Phật giáo và dịch thuật nhiều bộ kinh điển trong gần nửa thế kỷ qua - được giới nghiên cứu và học thuật rất trân trọng.