Chết, Vào Thân Trung Ấm Và Tái Sinh - Theo Phật Giáo Tây Tạng:
Sự liên kết với một kiếp sống mới được tạo ra từ ảnh hưởng của tham lam, sầu hận và si mê. Trừ khi các phiền não này được tiêu trừ, ta như bị trói buộc bằng một sợi dây xích sắt, không được tự do. Tuy có những nơi tái sinh cao, tốt và có nơi tái sinh xấu, thấp, nhưng khi còn bị trói buộc trong luân hồi sinh tử, ta vẫn phải chịu gánh nặng của các uẩn thuộc đắc và tâm dưới sự kiềm chế của nghiệp ác và phiền não. Quá trình tái sinh này không phải chỉ diễn ra một lần mà là mãi mãi, luân hồi không ngừng nghỉ.
Xin đảnh lễ đấng Pháp Vương Hợp Nhất,
Bậc tôn sư về tinh luyện thép của sinh, tử và trung ấm...
Bằng cách chuyển hóa ba giai đoạn đó thành vàng ròng...
Văn bản Mật Tông Tối Thượng du già này khai thị một cách chi tiết hệ thống sinh lý học vi tế rất phức tạp của Phật Giáo Tây Tạng, là một bài tổng luận về các kinh mạch, giọt khí và khi làm căn cứ cho thần thức. Để tu tập hai giai đoạn của đạo lột Mật Tông Tối thượng du già, cần hiểu rõ các cơ sở cần được tịnh hóa: chết, trung ấm và tái sinh. Văn bản của đại sư Yang-jen-ga-way-lo-dro với lời bình luận của đại sư Lati Rinbochay khảo sát kỹ các tiến trình và các giai đoạn đó. Quyển Chết, vào thân trung ấm và tái sinh, chính xác ngắn gọn, là một bổ túc giá trị cho cuốn Tử thư Tây Tạng nổi tiếng và cho cả các công trình nghiên cứu Âu Tây về sự chết và lúc lâm chung. Trong lời tựa, Đức đương Kim Đạt Lai Lạt Ma đã cho các lời khuyên thực tiễn và chín chắn về cách làm thế nào để bất kỳ ai, nếu trải qua kinh nghiệm của sự chết một cách đúng đắn, có thể nâng cao tiềm năng tâm linh của mình.
Mục lục:
Lời nói đầu của đức Đạt Lai Lạt Ma
Lời tựa
Giác đạo đăng, căn bản tam thân luận
Chết, Trung ấm và tái sinh - Đại sư Yang-jen-ga-way-lo-dro
Nhập đề
1. Các giai đoạn của sự chết
2. Các giai đoạn hoàn tất thân trung ấm
3. Đi tái sinh
4. Đứt sinh tử