Mã tài liệu: 107537
Số trang: 116
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Âm nhạc học
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đặt ra mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro. Tuy nhiên thực tế thì lợi nhuận và rủi ro luôn song hành với nhau, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại. Rủi ro trở thành một điều rất phổ biến và gần như mang tính tất yếu đối với mọi hiện tượng cả trong tự nhiên lẫn trong đời sống kinh tế xã hội của con người. Vì vậy, chấp nhận và đối đầu với rủi ro là một điều không tránh khỏi. Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh tiền tệ với vai trò quan trọng trong cung ứng vốn cho nền kinh tế, do đó hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 60%) trong danh mục tài sản có của ngân hàng, đồng nghĩa với nó là rủi ro từ hoạt động tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, phức tạp nhất. Cùng với thời gian, tính chất của rủi ro tín dụng cũng thay đổi khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong việc đưa ra những sản phẩm và dịch vụ mới nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế, vì vậy họ sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro tín dụng nhiều hơn.
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam đã đạt được những thành tựu không nhỏ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Dư nợ tín dụng ngân hàng tăng mạnh đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế cao trong bối cảnh hoạt động của thị trường chứng khoán và thị trường vốn còn nhiều hạn chế. Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt khiến cho các doanh nghiệp cũng như cá nhân sản xuất kinh doanh phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp và phải đối mặt với nhiều rủi ro đòi hỏi các ngân hàng phải có những giải pháp hữu hiệu để quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.
Là một chi nhánh của một Ngân hàng lớn trong hệ thống các Ngân hàng thương mại Nhà nước của nước ta, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương đã chú trọng công tác quản lý rủi ro tín dụng trong nhiều năm nay, tuy nhiên hiệu quả chưa được như mong muốn.
Kết cấu của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.
Chương II:Thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hải Dương
Chương III: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hải Dương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 258
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16