Mã tài liệu: 106668
Số trang: 40
Định dạng: docx
Dung lượng file: 124 Kb
Chuyên mục: Âm nhạc học
Kể từ năm 1986, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VIII, Đảng ta nhận định rằng nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước ta là: Xây dựng Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Để thực hiện được những mục tiêu trên thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó là việc phát huy những tiềm lực kinh tế trong nước kết hợp với việc "đi tắt, đón đầu" nắm bắt những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Việt Nam ở vào khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, lại nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng có nhiều cửa ngõ thông ra biển thuận lợi. Do đó ta có lợi thế để mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại, dịch vụ,... Quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới cộng với quan hệ giao lưu kinh tế và khoa học kỹ thuật đang ngày càng phát triển. Với đường lối cởi mở và đổi mới, ta có thể tận dụng được những khả năng to lớn về vốn, thị trường và công nghệ để bổ sung và phát huy sức mạnh trong nước.
Một trong những nhân tố để phát triển kinh tế chính là việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Đây có thể coi là một nhân tố cơ bản và vô cùng quan trọng đối với bất kỳ nước nào muốn đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII cũng đã chỉ rõ: "Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần huy động nhiều nguồn vốn gắn với việc sử dụng có hiệu quả. Trong đó, nguồn vốn trong nước là quyết định và nguồn vốn bên ngoài là quan trọng". Huy động và sử dụng vốn, đó chính là đặc điểm cơ bản nhất của các ngân hàng thương mại. Điều đó có nghĩa là hoạt động của hệ thống ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Thấy được vai trò quan trọng của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là vai trò cung cấp vốn cho nên kinh tế nên em xin chọn đề tài:
"Nguồn vốn kinh doanh và giải pháp tạo lập vốn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam" để nghiên cứu, bài viết của em bao gồm những nội dung chính:
Chương I : Nguồn vốn kinh doanh của NHTM.
Chương II : Giái pháp tạo lập vốn cho các NHTM.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16