Mã tài liệu: 80490
Số trang: 81
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,115 Kb
Chuyên mục: Âm nhạc học
Để cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển thì các tế bào trong nền kinh tế đó nói chung là cũng phải ngày càng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận và đóng góp cho xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy các tế bào ở đây là các thành phần kinh tế, thực sự họ là những chủ thể kinh tế hết sức năng động, trong những năm qua từ khi có đường lối đổi mới của Đảng họ đã góp phần rất nhiều vào sự thành công của nền kinh tế nước ta. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các thành phần kinh tế luôn có nhu cầu vốn lớn, với thời hạn dài để có thể đầu tư mở rộng quy mô hay áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, mua sắm thiết bị nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường mà tự bản thân họ không thể tự lực được. Rõ ràng là trong điều kiện cơ chế thị trường họ sẽ đi vay và các ngân hàng thương mại sẽ đáp ứng cho họ bằng các khoản tín dụng trung và dài hạn và được nhận lãi cho vay. Điều này muốn nói tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng thương mại là nguồn tài trợ hết sức quan trọng cho các chủ thể kinh tế về nhu cầu vốn trung, dài hạn. Nếu thiếu hoạt động này của các ngân hàng thương mại thì các chủ thể kinh tế sẽ ngày càng mất đi khả năng cạnh tranh và dẫn đến phá sản vì những nguồn tài trợ dài hạn khác không thể đảm đương được vai trò như nguồn vốn từ khoản vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh những mặt tích cực của những khoản tín dụng trung và dài hạn mà Ngân hàng thương mại cung cấp đối với các thành phần kinh tế thì cũng còn rất nhiều vấn đề tồn tại gây hậu quả xấu đến kinh tế xã hội nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng biểu hiện cụ thể là: vấn đề nợ quá hạn, nợ khó đòi luôn cao hơn mức bình thường, nhiều lúc doanh nghiệp cần vốn mà ngân hàng lại ứ đọng vốn không cho vay được... Nếu khắc phục được thì sẽ là thành công lớn cho các ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Các khoản tín dụng trung và dài hạn này đã luôn được nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại quan tâm, đề cao chính vì những vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với nó và tìm ra cách giải quyết hiệu quả nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu về tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại để nâng cao hiệu quả của nó trong thực tiễn là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với nước ta. Nguồn tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại là hết sức quan trọng nhưng làm thế nào để ngày càng phát huy tính tích cực của nó, hạn chế, khắc phục những tồn tại đang gặp phải để nâng cao hiệu quả lại càng cần thiết hơn nữa.
Nội dung luận văn bao gồm 3 phần chính:
Chương I: Tín dụng và vai trò của tín dụng trung, dài hạn trong nền kinh tế thị trường
Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 1996-2002.
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 17