Mã tài liệu: 276290
Số trang: 91
Định dạng: zip
Dung lượng file: 2,839 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 28/11/1982, trên vùng đất Phong Châu lịch sử, Nhà máy Giấy Bãi Bằng – công trình của tình hữu nghị, hợp tác Việt Nam – Thụy Điển chính thức khánh thành và đi vào sản xuất, mở ra một bức tranh mới trong lịch sử ngành công nghiệp giấy Việt Nam.
Trong hơn 25 năm qua, công ty Giấy Bãi Bằng đã trải qua một chặn đường nhiều gian nan, thử thách, nhưng cũng đầy kiêu hãnh, tự hào để trở thành con chim đầu đàn của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Giấy Bãi Bằng đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, đạt giải Sao vàng Đất Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, sản phẩm Giấy Bãi Bằng càng ngày được nâng cao chất lượng, mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước cũng như xuất khẩu.
Giấy Bãi Bằng đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế đất nước và phát triển kinh tế địa phương. Thông qua đóng góp ngân sách, giảm nhập khẩu hàng hoá, kích thích sản xuất nguyên liệu, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân các tỉnh trung du, miền núi phía bắc; hình thành một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp liên quan đến sản xuất và gia công chế biến các sẩn phẩm từ giấy, nhà máy đã tham gia giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động xã hội
Bài luận văn này là một thử nghiệm nghiên cứu định lượng về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Giấy Bãi Bằng nay là Tổng công ty Giấy Việt Nam. Số liệu được lấy từ nhà máy Giấy của Tổng công ty. Số liệu trên được tổ chức thành hai khối là quá trình sản xuất bột giấy và quá trình sản xuất giấy của Tổng công ty trong ba năm 2006, 2007 và 2008. Bằng các phương pháp thống kê thích hợp, luận văn này sẽ phác thảo một phần thực trạng sản xuất tại Tổng công ty trong ba năm trên.
Sau lời mở đầu, luận văn này sẽ có 3 chương và danh mục tài liệu tham khảo. Chương 1 sẽ trình bày về mục đích nghiên cứu của luận văn. Chương 2 dành để giới thiệu cơ sở lý thuyết của các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong quá trình phân tích số liệu. Chương 3 đưa ra các kết quả phân tích trong hoạt động sản xuất của Tổng công ty, tìm ra những điểm bất hợp lý trong việc phối hợp các thành phần nguyên vật liệu, đề xuất phương án sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm hơn cho quá trình sản xuất. Tại đây các phương pháp thống kê được áp dụng một cách phù hợp để đưa ra những kết luận có tính thuyết phục, đảm bảo tính khoa học. Phần cuối của chương 3 đã đề xuất một số kiến nghị đối với ban lãnh đạo của Tổng công ty về việc phối hợp sử dụng các nguyên vật liệu một cách thích hợp trong quá trình sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 253
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 242
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 18