Tìm tài liệu

Vi the dong euro

Vị thế đồng euro

Upload bởi: phamhuubang

Mã tài liệu: 268306

Số trang: 52

Định dạng: zip

Dung lượng file: 610 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂU VÀ ĐỒNG EURO

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ

1. Khái niệm:

Hệ thống tiền tệ quốc tế là hệ thống các tập quán, quy tắc, thủ tục và các tổ chức điều hành các quan hệ tài chính giữa các quốc gia. Sự tồn tại và phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế là tất yếu và có tác động lớn đến kinh tế thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng.

Hoạt động hệ thống tiền tệ quốc tế gắn liền với các giai đoạn lịch sử nhất định. Mỗi một hệ thống chỉ có thể vận hành có hiệu quả khi có những điều kiện thích hợp về kinh tế chính trị và xã hội nhất định. Một hệ thống tiền tệ quốc tế được coi là có hiệu quả nếu nó góp phần đạt được hai mục tiêu: (1) tối đa hoá sản lượng và mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất sản xuất của thế giới và (2) phân phối công bằng các lợi ích kinh tế giữa các quốc gia cũng như giữa các tầng lớp xã hội trong mỗi quốc gia.

Người ta thường sử dụng ba tiêu thức cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động của một hệ thống tiền tệ quốc tế:

- Điều chỉnh là tiến trình tái lập cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia. Một hệ thống tiền tệ quốc tế có hiệu quả là hệ thống có khả năng giúp các quốc gia giảm một cách tối đa thời gian và chi phí điều chỉnh cán cân thanh toán của mình.

- Dự trữ là toàn bộ số lượng tiền tệ dự trữ quốc tế sẵn có để điều chỉnh mức thâm hụt tạm thời trong cán cân thanh toán quốc tế. Một hệ thống tiền tệ quốc tế có hiệu quả là hệ thống có khả năng cung cấp đủ dự trữ quốc tế nhằm giúp các quốc gia có thể điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của mình mà không gây ra giảm phát trong nền kinh tế các quốc gia đó hoặc lạm phát trên phạm vi thế giới.

- Độ tin cậy là khả năng duy trì cả giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối của dự trữ quốc tế. Một hệ thống tiền tệ quốc tế có hiệu quả là hệ thống hoạt động một cách suôn sẻ, không để xảy ra khủng hoảng về độ tin cậy của hệ thống.

2. Các hệ thống tiền tệ quốc tế:

2.1. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ nhất

Hệ thống này ra đời vào năm 1867 tại Paris và kéo dài đến năm 1914. Hệ thống dựa trên chế độ bản vị vàng.

Nguyên tắc hoạt động của chế độ bản vị vàng: Mỗi quốc gia gắn đồng tiền của mình với vàng bằng cách quy định giá vàng tính bằng đồng tiền đó và cho phép việc mua bán vàng tự do theo mức giá quy định trên. Vàng được phép trao đổi tự do giữa các nước và trở thành nguồn dự trữ quốc tế chính thức. Do nội dung vàng của mỗi đồng tiền là cố định cho nên tỷ giá hối đoái được thiết lập trong khuôn khổ chế độ bản vị vàng cũng cố định.

Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng: Trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, tất cả các nước TBCN đã tìm mọi cách vơ vét, dự trữ vàng để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh. Vì thế tiền vàng trong lưu thông bị giảm mạnh, các dấu hiệu tiền tệ, tiền giấy tăng lên. Đến cuối năm 1913, toàn thế giới có 10 tỷ đô la-vàng, thì 7 tỷ đã nằm trong tay 5 nước Anh, Pháp, Mỹ, Canada và Nga. Các ngân hang đình chỉ đổi kỳ phiếu lấy vàng, đồng thời lạm phát kỳ phiếu không đổi được vàng tăng lên. Trong quan hệ mậu dịch giữa các nước, chế độ mậu dịch tự do bị chế độ bảo hộ mậu dịch thay thế, các quốc gia đã ngừng việc chuyển đổi các đồng tiền ra vàng, áp đặt việc cấm xuất khẩu vàng để duy trì nguồn dự trữ vàng của mình. Điều này đánh dấu sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng.

2.2. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ hai (1922-1939)

Những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tỷ giá hối đoái được thả nổi hoàn toàn. Các quốc gia đều cho rằng sự thả nổi chỉ là tạm thời và cần phải cải tổ lại hệ thống tiền tệ quốc tế theo hướng phục hồi chế độ bản vị vàng. Tuy nhiên để khắc phục những yếu điểm của hệ thống trước, các quốc gia cho rằng bên cạnh vàng phải có ít nhất một đồng tiền mạnh nào đó đóng vai trò là đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế. Vì vậy hệ thống tiền tệ quốc tế mới ra đời, thực chất là một chế độ bản vị vàng hối đoái.

Nguyên tắc hoạt động của chế độ bản vị vàng hối đoái: Năm 1922 tại hội nghị quốc tế ở Giơ-noa (Italia), một nhóm các nước gồm Anh, Pháp, Italia và Nhật Bản đã kêu gọi các nước quay trở lại chế độ bản vị vàng và đưa ra kế hoạch hình thàh chế độ bản vị vàng hối đoái nhằm cho phép các quốc gia tiết kiệm được nguồn dự trữ vàng hạn chế của mình.

Thực chất của chế độ này là đồng thời vàng và một số đồng tiền chủ cốt được coi là các “ngoại tệ vàng”(chỷ yếu là đồng bảng Anh, ngoài ra còn có đồng đô la Mỹ và franc Pháp) được sử dụng làm phương tiện thanh toán và dự trữ quốc tế. Các “ngoại tệ vàng” được đổi ra vàng theo mức giá quy định trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Các đồng tiền khác thì chỉ được phép chuyển đổi ra một trong số các “ngoại tệ vàng” nói trên (không được phép trực tiếp đổi ra vàng).

Năm 1925, Anh tái lập khả năng chuyển đổi ra vàng của GBP và xoá bỏ mọi hạn chế đối với việc xuất khẩu vàng. Sau đó các quố gia khác cũng lần lượt quay lại chế độ bản vị vàng. Tuy nhiên hoạt động của hệ thống tiền tệ này quá ngắn ngủi. Yếu tố trực tiếp đầu tiên dẫn tới sự sụp đổ của chế độ này là việc Pháp quyết định chuyển, là mức dư trong cán cân thanh toán và sau đó là toàn bộ số bảng Anh tích luỹ được ra vàng (1928) với ý định biến Paris thành một trung tâm tài chính quốc tế tầm cỡ. Năm 1931, Anh đã buộc phải tuyên bố ngừng đổi đồng bảng ra vàng và tiến hành phá giá đồng bảng để tránh sự thất thoát nguồn dự trữ của mình. Tiếp sau hành động của Anh, các nước khác cũng lần lượt tuyên bố thủ tiêu chế độ bản vị vàng hối đoái của mình.

Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng hối đoái: Tác động của chiến tranh thế giới thứ nhất, đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933, mức lạm phát cao ở các nước nhưng giá vàng vẫn được duy trì một cách bất hợp lý ở các mức giá áp dụng trong thời gian trước chiến tranh. Nước Anh bị suy yếu và do đó không còn khả năng kiểm soát được dòng vận động của các nguồn vốn ngắn hạn bằng chính lãi suất của mình. Trong khi đó các quốc gia khác đặc biệt là Mỹ nổi lên và dần dần lấn át địa vị của Anh trong nền kinh tế thế giới.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Vị thế đồng euro
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro
  • Vị thế đồng euro

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Tác động của đồng EURO trong EU và trên thế ...

Upload: tiennam33

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 280
Lượt tải: 17

Vị thế đồng USD qua các giai đoạn Tác động ...

Upload: thanhdai

📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 472
Lượt tải: 16

Đồng tiền chung châu Âu Euro Được và mất ...

Upload: vtoan1803

📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 557
Lượt tải: 17

Lịch Sử Các Kì Euro

Upload: thuxanguoi

📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 571
Lượt tải: 17

Lịch Sử Các Kỳ EURO

Upload: ttckforex67

📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 470
Lượt tải: 16

Nâng cao vị thế chuỗi cung ứng trong doanh ...

Upload: themnv

📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 283
Lượt tải: 17

Nhật bản tìm kiếm vị thế chính trị mới trong ...

Upload: thuy052010

📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 276
Lượt tải: 16

Toyota vì sự phát triển cộng đồng

Upload: thanhvinh86

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 332
Lượt tải: 16

Nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhà nước ...

Upload: huy777203

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 279
Lượt tải: 16

Nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhà nước ...

Upload: minhminhgirl

📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 333
Lượt tải: 16

Nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhà nước ...

Upload: snow_mischievous

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 321
Lượt tải: 16

Chính sách đối ngoại và phong cách tiến hành ...

Upload: nnl_cd

📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 276
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Vị thế đồng euro

Upload: phamhuubang

📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 468
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Vị thế đồng euro CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂU VÀ ĐỒNG EURO I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 1. Khái niệm: Hệ thống tiền tệ quốc tế là hệ thống các tập quán, quy tắc, thủ tục và các tổ chức điều hành các quan hệ tài chính giữa các zip Đăng bởi
5 stars - 268306 reviews
Thông tin tài liệu 52 trang Đăng bởi: phamhuubang - 11/05/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 11/05/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Vị thế đồng euro