Mã tài liệu: 274289
Số trang: 42
Định dạng: zip
Dung lượng file: 119 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ CHỌN NGHIÊN CỨU
1. Vấn đề lý luận
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, giữa quá trình tạo ra giá trị thặng dư. Vì vậy, nghiên cứu quá trình lưu thông để xác định rõ hơn nữa vị trí của lưu thông và tác dụng tực cực của nó đối với sản xuất cũng như những biểu hiện của quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa trong quá trình này. Việc nghiên cứu như vậy sẽ làm chúng ta nhận thức được sâu sắc hơn bẩn chất của chủ nghĩa tư bản, giải thích được đầy đủ những biểu hiện bên ngoài của hiện thực tư bản chủ nghĩa.
Việc nghiên cứu quá trình lưu thông của tư bản còn cung cấp cho chúng ta một số cơ sở lý luận chung về vấn đề này để nghiên cứu nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, chẳng hạn như lý luận về tư bản cố định và tư bản lưu động, thời gian sản xuất, thời gian lưu thông…
Vậy lưu thông tư bản là gì?
Theo nghĩa hẹp thì lưu thông tư bản là quá trình biến tư bản từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá và từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ. Quá trình đó bao gồm hai mắt khâu mua và bán diễn ra trên thị trường hàng hoá và thị trường lao động. Theo nghĩa rộng thì lưu thông tư bản là sự vận động của tư bản qua ba giai đoạn (hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất), tức là sự tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Sự lưu thông đề cập trong đề án này chủ yếu là sự lưu thông theo nghĩa rộng đó.
2. Vấn đề thực tiễn
Trong mọi nền sản xuất hàng hoá, các nhà doanh nghiệp luôn phải đối phó với các vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào và bán cho ai?
Đó là bài toán chung cho các doanh nghiệp ở các xã hội khác nhau có nền sản xuất hàng hoá. Thế nhưng ở những hình thái kinh tế khác nhau người ta có phương cách giải quyết khác nhau.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chính sự can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, những vấn đề kinh tế này lại được giải quyết hoàn toàn khác. Toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra mà không có sự bắt buộc của bất kỳ ai, người sản xuất ra hàng hoá một cách tự nguyện. Nhìn bề ngoài thì các hoạt động đó có vẻ là hỗn độn, nhưng thực ra nó lại tuân theo một trật tự nào đó.
Vấn đề đặt ra với đất nước chúng ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đó là sử dụng có hiệu quả các công cụ tài chính đặc biệt là nguồn vốn. Bởi vì vốn là điều kiện vật chất cần thiết cho sản xuất kinh doanh. Vì vậy hiệu quả của vốn phải được thể hiện bằng lợi nhuận tạo ra trên một đồng vốn.
Nhận rõ vai trò của nguồn vốn, đồng thời thấy rõ sự tác động qua lại giữa nó với các hoạt động kinh tế khác của doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong thực tiễn quản lý. Tổ chức và quản lý tốt tài chính doanh nghiệp sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cơ bản cho sản xuất kinh doanh. Mặt khác nguồn vốn của doanh nghiệp phải được vận dụng một cách năng động sáng tạo để phục vụ và tác động tích cực đến hoạt động kinh tế khác. Từ sự quản lý tốt nguồn vốn góp phần đưa doanh nghiệp tiến lên vững chắc, sản xuất kinh doanh mở rộng góp phần đưa đất nước ta tiến sát gần mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh" như đại hội Đảng VIII đã đề ra .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem