Mã tài liệu: 265707
Số trang: 9
Định dạng: zip
Dung lượng file: 58 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Bài làm
Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là sự vận dụng mà còn là sự phát triển một cách sáng tạo học thuyết Marx-Lenin. Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những sáng tạo đó.Tiếp thu chủ nghĩa Marx-Lenin trên nền tảng truyền thống yêu nước và nhân ái của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh có quan điểm riêng, độc đáo về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Người cho rằng: Phải kết hợp và giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, song phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và trước hết.
1/ Quá trình hình thành tư tưởng về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp của Hồ Chí Minh.
- Quá trình này đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trước khi học thuyết Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam thì các phong trào yêu nước của người Việt Nam chống thực dân Pháp liên tục nổ ra, nhưng kết cục đều thất bại. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các phong trào đó thất bại chính là do bế tắc về đường lối, mặc dù các bậc lãnh tụ của những phong trào yêu nước ấy đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp của mình, nhưng do họ không nhận thức được xu thế của thời đại, nên không thấy được giai cấp trung tâm của thời đại lúc này là giai cấp công nhân - giai cấp đại biểu cho một phương thức sản xuất mới, một lực lượng tiến bộ xã hội. Do đó, mục tiêu đi tới của những phong trào ấy không phản ánh đúng xu thế vận động của lịch sử và thời đại, nên không thể đem lại kết quả và triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển của xã hội Việt Nam.
- Trước yêu cầu bức xúc của vấn đề giải phóng dân tộc, từ chủ nghĩa yêu nước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. ''Công lao to lớn đầu tiên của Bác đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam là đã tìm ra con đường cứu nước, khai phá con đường giải phóng dân tộc và các dân tộc bị áp bức trên thế giới''.
- Năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ Người cho rằng: "Marx đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại. Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung "cơ sở lịch sử" của chủ nghĩa Marx bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Marx ở thời mình không thể có được". Và người đề nghị: "Xem xét lại chủ nghĩa Marx về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông". Ở phương Đông, "Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra không giống như ở phương Tây, bởi vì xã hội Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc, xét về mặt cấu trúc kinh tế không giống như xã hội phương Tây thời trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây…".
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 17