Mã tài liệu: 219084
Số trang: 25
Định dạng: doc
Dung lượng file: 307 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Trẻ đường phố hiện đang là một vấn đề xã hội bức xúc của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng. Trẻ đường phố đôi khi người ta còn gọi là trẻ bụi đời. Những nguyên nhân nào đã khiến những trẻ này bỏ học và lang thang trên đường phố là một vấn đề cần phải phân tích sâu hơn và cụ thể hơn. Những nguyên nhân như gia đình quá nghèo, cha mẹ ly dị có thể coi là nguyên nhân chung của trẻ đường phố ở các nước đang phát triển, nhưng cũng còn những nguyên nhân cá biệt khác cho trẻ đường phố ở Hà Nội.
Hà Nội – một thành phố đang thay da đổi thịt hàng ngày, hiện đang có nhiều cơ hội và nhu cầu về việc làm mới như giúp việc nhà, đánh giày, bán hàng rong cho dân cư trong thành phố và khách du lịch, và những công việc này thì rất ít người dân thành phố tham gia. Đáp ứng nhu cầu này và mong muốn có thêm thu nhập đã khuyến khích nhiều lao động ở nông thôn ra thành phố làm việc. Kiếm sống trên đường phố đôi khi nguy hiểm và mệt nhọc hơn việc cấy cày ở nông thôn, nhưng làm việc trên thành phố lại đem lại nguồn thu nhập cao hơn. Những người dân nông thôn vẫn ra thành phố làm ăn mặc dù họ phải sống xa quê hương, xa gia đình.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, cuộc sống nông thôn Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể, trong đó có cả thay đổi tích cực và tiêu cực. Đất trồng trọt tính theo đầu người cho nông dân ngày càng giảm do áp lực từ việc gia tăng dân số và việc thay đổi mục đích sử dụng của đất canh tác. Điều này tạo ra một lượng lao động dư thừa ở nông thôn. Đây chính là lực đẩy cho nguồn di cư từ nông thôn ra thành phố của cả trẻ em và người lớn.
Trẻ lang thang trên đường phố do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể lang thang nhằm tìm lối thoát cho những bất hạnh và bạo hành trong gia đình, hoặc kiếm tiền góp phần đem lại thu nhập cho gia đình, giết thời gian hoặc đơn thuần chỉ là giải trí. Những trẻ làm việc và sống trên đường phố thường có rất ít kiến thức về quyền trẻ em cũng như không nhận biết được về rất nhiều rủi ro của cuộc sống đô thị khi không có sự hướng dẫn của người lớn. Chúng phải chịu áp lực căng thẳng từ việc kiếm sống hàng ngày. Sức khỏe không được bảo đảm, một số trẻ uống rượu hoặc ma túy để quên đi những căng thẳng và những rủi ro mà chúng gặp phải.
Một vấn đề đặt ra hiện nay là phải có một hành động cụ thể, thiết thực nhằm tư vấn để trẻ tự nâng cao kỹ năng bảo vệ sức khỏe của mình.
thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ tới số 01699421922
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 1073
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 1223
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 26
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16