Mã tài liệu: 298243
Số trang: 6
Định dạng: zip
Dung lượng file: 37 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
TIỂULUẬN
TÍNHNHÂNVĂNTRONGTƯTƯỞNGKINHTẾ HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế là một hệ thống các quan điểm lý luận được rút ra từ thực tiễn xây dựng và phát triển nền kinh tếở Việt Nam từ ngay trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt là sau khi giành độc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó chính là sự kế thừa và nâng cao những giá trị trong tư tưởng xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất của dân tộc Việt Nam cùng những tinh hoa của tư tưởng kinh tế nhân loại mà cốt lõi là Chủ nghĩa Mác - Lênin, nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản về quản lý kinh tế của quá trình phát triển đất nước từ sản xuất nhỏ nông nghiệp lạc hậu tiến lên xây dựng CNXH với cơ cấu kinh tế hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập dân tộc và xây dựng CNXH Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy không nghiên cứu, biên soạn và viết những sách chuyên đề về phát triển kinh tế nhưng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân, Người luôn đặc biệt coi trọng tới việc chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh là hệ thống tư tưởng kinh tế mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Khi chúng ta đặt vấn đề nghiên cứu tư tưởng kinh tế của Bác Hồ, một số người cho rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung cho việc lãnh đạo giành độc lập dân tộc, nghiên cứu tư tưởng của Người về kinh tế là một vấn đề khó, nhất là cách tiếp cận vấn đề. Chúng tôi cho rằng: Nếu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế một cách thuần tuý "Kinh tế - có nghĩa là, nếu chúng ta đem các qui luật kinh tế về "giá trị", "về "hàng hoá", về "thị trường"… thuần tuý máy móc và "lý thuyết" thì rất khó có cách tiếp cận. Vấn đề là: cần phải xuất phát từ tính nhân văn, nhân bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giải quyết các vấn đề kinh tế gắn với văn hoá - xã hội, gắn với dân tộc, con người thì sẽ thắp sáng rõ tư tưởng về kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chúng ta nhớ lại, trước khi từ biệt chúng ta, trong di chúc. Bác viết "…Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhàđược hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành…". Tư tưởng về con người, vì con người với những nhu cầu tối thiểu làăn, mặc, ở, học hành cùng với những quyền lợi tinh thần cao quí là dân tộc độc lập, nhân dân tự do, xã hội dân chủ… không phải chỉ lúc bấy giờ, mà mãi mãi về sau, tất cả chúng ta, tất cả mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới này đều hướng tới vàđều mong ước được như vậy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng mọi hoạt động của toàn xã hội là vì con người, phát triển kinh tế làđể nâng cao đời sống của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, điều này được thể hiện rõ qua những vấn đề:
+ Mục đích, mục tiêu cao nhất của hoạt động kinh tế
+ Biện pháp đểđạt tới mục đích
+ Kết quảđạt được trong thực tế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Mục đích bao trùm, xuyên suốt của mọi đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước là nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm cho sự phát triển toàn xã hội. Về lâu dài, đường lối chính sách kinh tế phải làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Người nói: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tiến dần từ chếđộ dân chủ nhân dân lên CNXH bằng phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân CNXH, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, làm cho dân giàu, nước mạnh.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem