Mã tài liệu: 266424
Số trang: 23
Định dạng: zip
Dung lượng file: 176 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I/ THỰC TRẠNG VIỆT NAM TRƯỚC 15 NĂM ĐỔI MỚI
Nền kinh tế Việt Nam thời kỳ trước những năm đổi mới trong tình trạng mất cân đối nghiêm trọng. Nhìn lại lịch sử ta thấy rằng, trong thời kỳ 4 năm đầu (1955-1958), ở miền Bắc còn duy trì nền kinh tế nhiều thành phần, sản xuất về cơ bản vẫn theo cơ chế thị trường, 96% hộ nông dân là kinh tế cá thể, công thương nghiệp tư bản tư doanh, kinh tế tiểu thương tiểu chủ chưa đi vào cải tạo, người lao động giảm nhiệt tình trong sản xuất, năng suất lao động hiệu quả kinh tế ngày càng giảm sút.
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ tư (12/1976) không xem xét tính đúng đắn của nghị quyết, không tính đến kinh nghiệm thực tiễn những năm 1955-1958 trong lãnh đạo kinh tế miền Bắc, tiếp tục đề ra nhiệm vụ cải tạo XHCN một cách lệch lạc. Kết quả là ở miền Bắc, bộ máy quản lý hợp tác xã phình ra quá lớn, cồng kềnh, ngày càng xa rời thực tiễn sản xuất. Tình trạng mất mát, hư hao tiền vốn và tài sản cố định trong các hợp tác xã, cán bộ lạm dụng chức quyền trong quản lý để tham nhũng, xâm phạm lợi ích tập thể. Mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa xã viên hợp tác xã với cán bộ quản lý hợp tác xã trở thành phổ biến. Ở miền Nam , các biểu hiện tiêu cực trong các hợp tác xã như nêu trên cũng bộc lộ sớm.
Từ 1976-1980, mặc dù đầu tư cả nước cho Miền Nam không ngừng tăng lên nhưng sản lượng lúa giảm đến mức thấp nhất. Lương thực thiếu, bình quân đầu người năm 1976 đạt được 274 kg, đến năm 1980 chỉ còn 268 kg buộc phải nhập lương thực ngày càng lớn.
Việc cải tạo công thương nghiệp tư nhân ở miền Nam do làm ồ ạt nên sản xuất ngày càng sa sút, phân phối lưu thông ngày càng ách tắc, đời sống công nhân lao động ở thành thị ngày càng khó khăn, về xuất nhập khẩu thì xuất khẩu ngày càng ít, nhập khẩu ngày càng nhiều. Nhập khẩu gấp 4,5 lần xuất khẩu (năm 1979 nhập 1.526.000.000 rúp xuất khẩu chỉ có 320.000.000 rúp).
Chi ngân sách phát hành tiền ngày càng tăng nhưng thu ngày càng giảm, giá cả năm sau cao hơn năm trước, nước ta là nước nông nghiệp nên khi sản xuất nông nghiệp bị tụt xuống đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, lại thêm sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sa sút, lưu thông phân phối ách tắc, thu không đủ chi, xuất không đủ nhập nên nền kinh tế có chiều hướng ngày càng đi xuống, đời sống nhân dân ngày càng gặp nhiều khó khăn.
Có thể nói cuối những năm 70, nước ta bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, năm sau nghiêm trọng hơn năm trước. Biểu hiện rõ nhất là sản xuất trì trệ, lạm phát tăng nhanh, thiếu công ăn việc làm gay gắt, đời sống gặp nhiều khó khăn, lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của nhà nước giảm sút.
II/ ĐỔI MỚI LÀ VẤN ĐỀ SỐNG CÒN CỦA ĐẤT NƯỚC- LÀ QUY LUẬT PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
Để khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội, không thể giản đơn mà phải đổi mới toàn diện, bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế để đi lên một mô hình mới về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời đại mới.
Trong đổi mới toàn diện đòi hỏi trước hết phải đổi mới tư duy trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt đổi mới về kinh tế là cơ bản, xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện dân chủ XHCN phải làm đồng thời nhưng có bước đi vững chắc, đồng thời sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của thế lực thù địch nhằm xuyên tạc phá hoại công cuộc đổi mới. Sau khi đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, còn phải tiếp tục công cuộc đổi mới để khắc phục tình trạng tụt hậu khá xa về kinh tế so với các nước trong khu vực, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Đổi mới xã hội bắt đầu từ kinh tế, do đó trở thành vấn đề sống còn của cả dân tộc. Đổi mới ở Việt Nam rõ ràng có nguồn gốc từ những yếu tố trong nước, tất nhiên là cũng có quan hệ đến các yếu tố bên ngoài.
Đổi mới chính là quá trình rời bỏ mình những gì đang kìm hãm và cản trở sự phát triển, tổ chức lại xã hội, đưa vào cơ chế vận hành của xã hội một hệ thống đồng bộ các yếu tố vật chất và tinh thần, tạo nên động lực cho sự phát triển vượt bậc.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 244
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem