Tìm tài liệu

Tieng Nhat va giao tiep tieng Nhat

Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật

Upload bởi: vungocbich69

Mã tài liệu: 226681

Số trang: 86

Định dạng: doc

Dung lượng file: 965 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

LỜi mỞ đẦu

1. Tính cấp thiết của đề tài:

1.1. Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật

Ngày nay, trong thời kỳ của thế giới hội nhập đã mở ra nhiều cơ hội cho giao lưu và hội nhập kinh tế, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO là việc các đối tác quốc tế cũng nhiều hơn, nhu cầu giao tiếp liên văn hóa và ngôn ngữ cũng gia tăng đòi hỏi giao tiếp có hiểu biết cao hơn đã nảy sinh công tác nghiên cứu văn hóa - ngôn ngữ phục vụ cho hội nhập. Trong khu vực, Nhật Bản - một cường quốc kinh tế từ lâu đã trở thành một đối tác quan trọng của Việt Nam. Sự hợp tác song phương Việt - Nhật cũng như quan hệ hai nước đã nâng lên một tầm cao mới khiến nhu cầu học tiếng của cả hai bên tăng nhằm phục vụ cho giao tiếp và các hoạt động khác của hai nền văn hóa Việt- Nhật. Những năm gần đây, tiếng Nhật ngày càng trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Số lượng người học tiếng Nhật tăng và việc đưa tiếng Nhật vào chương trình thi đại học có thể coi là những minh chứng cụ thể. Trong quá trình học tiếng Nhật, người Việt thường mong muốn hiểu đúng không chỉ về mặt ngữ pháp của tiếng Nhật mà cả về mặt ngữ nghĩa sử dụng trong ngôn ngữ của họ. Chính vì vậy tôi mong muốn đưa ra trong luận văn của mình về một số khác biệt trong văn hoá giao tiếp giúp cho người học hiểu rõ hơn về ngữ pháp, cách thức, và các quy tắc để có thể chuyển dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và ngược lại một cách chính xác nhất đồng thời làm căn cứ giúp cho giao tiếp không bị ngưng trệ do khác biệt về văn hóa - ngôn ngữ.

Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là để làm chủ được một ngoại ngữ không phải là đơn giản. Thậm chí là không thể nếu không có những hiểu biết cơ bản về văn hóa của dân tộc có ngôn ngữ đó. Khi những người đến từ những nền văn hoá khác nhau giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ chung nào đó thì họ thường có xu hướng áp đặt văn hóa của dân tộc mình lên ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp. Ví dụ như người Việt học tiếng Nhật, trong giao tiếp với người Nhật đã bộc lộ khá rõ nét những áp đặt đó. Đơn cử tiêu biểu nhất là trong chào hỏi lần đầu gặp mặt. Nếu như người Việt Nam thấy việc hỏi tên, tuổi, tình trạng hôn nhân ví dụ: “Anh/Chị bao nhiêu tuổi? Đã lập gia đình chưa?” là một sự quan tâm bình thường trong xã giao thì với người Nhật, khi bị hỏi về tuổi tác, tình trạng hôn nhân sẽ cảm thấy không thoải mái nếu không muốn nói là khó chịu. Nguyên nhân chính là do sự khác biệt văn hóa giữa hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản, và đặc biệt là do người giao tiếp thiếu hiểu biết về văn hóa của nước bạn. Điều đó sẽ dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc, những “sốc văn hóa” không tránh khỏi khi chào hỏi, xin lỗi, cám ơn, đề nghị, thỉnh cầu, khuyến cáo, mời và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các đổ vỡ, thất bại trong giao tiếp, làm cho giao tiếp bị ngừng trệ, gián đoạn.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tôi chủ trương không đi vào giải quyết tất cả các hành vi giao tiếp trên mà chủ yếu muốn đưa ra những khác biệt về văn hoá trong lời thỉnh cầu - một hành vi ngôn ngữ hết sức nhạy cảm của tiếng Việt và tiếng Nhật. Trong cuộc sống, con người dù độc lập đến đâu cũng không thể tránh khỏi những lúc cần nhờ vả, đề nghị, thỉnh cầu người khác. Khi thỉnh cầu tức là người nói đã xâm phạm vào sự tự do hành động của người nghe nên dễ gây ra những khó chịu, hiểu lầm nếu người thỉnh cầu không biết cách lựa chọn ngôn từ phù hợp. Điều này càng dễ nảy sinh trong giao tiếp liên ngôn, khi người tham gia giao tiếp đến từ những nền văn hóa khác nhau. Cho nên nghiên cứu về một số khác biệt văn hóa trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật hi vọng có thể giúp tránh khỏi, hoặc ít nhất cũng làm giảm bớt những xung đột văn hóa khi thực hiện hành vi thỉnh cầu trong giao tiếp. Một người có năng lực giao tiếp tốt là người biết cách tránh những xung đột, hay những “sốc văn hóa” khi giao tiếp. Để làm được điều đó thì chỉ có khả năng ngoại ngữ là chưa đủ, mà còn cần có năng lực văn hóa. Trong quá trình giao tiếp liên ngôn (interlingual communication) người học chỉ nói đúng ngữ pháp thôi thì chưa đủ, họ cần phải biết cách nói sao cho phù hợp. Như Trần Ngọc Thêm đã nói: “Người ta ngày càng hiểu rõ rằng, khi thiếu chiều sâu văn hóa, ngoại ngữ chỉ là cái xác không hồn” [40, 9]. Cho nên người học ngoại ngữ cần ý thức rõ vai trò của văn hóa trong quá trình học ngoại ngữ cũng như cần phải thấy được mối liên hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa.

1.2. Ngôn ngữ và văn hóa

Ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau, không ai có thể phủ nhận những mối quan hệ khăng khít không thể tách rời (có thể ví ngôn ngữ và văn hóa như hai mặt của một tờ giấy, xé mặt này không thể không xé mặt kia). Mỗi một ngôn ngữ lại mang trong mình những đặc trưng văn hóa riêng biệt của chính mình và chúng được phản ánh vào ngôn ngữ bằng những cách khác nhau cả về chất lượng, nội dung và hình thức. Chính vì văn hóa và ngôn ngữ không thể tách rời nhau mà có thể thấy ngôn ngữ vừa là một bộ phận cấu thành văn hóa, vừa là phương tiện để thể hiện, lưu trữ, và truyền bá văn hóa. Ngay từ những định nghĩa về văn hóa, các học giả cũng đã chỉ rõ mối liên hệ ấy.

Định nghĩa về văn hóa đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bàn về văn hóa một cách khá rõ ràng và đầy đủ, theo Người thì: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (Dẫn lại [3, 71]).

Có thể thấy ngôn ngữ là một bộ phận của văn hóa và đồng thời cũng phản ánh văn hóa sâu sắc nhất. Clyne (1994) nhận xét: “Ngôn ngữ là sự thể hiện sâu sắc nhất một nền văn hóa, hệ thống giá trị bao gồm cả những giá trị thừa hưởng từ cộng đồng và có một vai trò lớn tác động đến cách thức sử dụng không chỉ ngôn ngữ thứ nhất mà cả ngôn ngữ được tiếp thụ sau đó”. Hay nói một cách nôm na thì “Văn hóa qui định cái chúng ta nói, nói với ai và nói như thế nào ” [13, 15]. Còn các tác giả người Nhật, trong đó có Saji Keizou tuy không đề cập trực tiếp tới mối liên hệ ngôn ngữ và văn hóa, song cũng đã đưa ra ảnh hưởng của văn hóa tới giao tiếp, mà ngôn ngữ là công cụ không thể thiếu của giao tiếp: “Cách thức giao tiếp chịu cảnh hưởng rất lớn từ những qui phạm, giá trị quan của văn hóa, xã hội mà người tham gia giao tiếp sinh ra và lớn lên. Ví dụ, bàn về cách để tiến hành cuộc hội thoại, đối lập với việc những người Anglo Saxon bày tỏ nội dung truyền đạt một cách trực tiếp, thì người Á Đông có xu hướng đi từ những chủ đề bên ngoài rồi mới vào nội dung chính.”(Saji Keizou, Sanada Nobihiro, Gengo ippan Nihongokyoshiyouseikouza tekisuto2, Kaiteishinpan 2004, tr. 86)

Văn hóa không giống như ngôn ngữ, nó không phải là những qui tắc cố định. Văn hóa khác giữa xã hội này với xã hội khác, cá nhân này với cá nhân khác. Cái gì là “đúng” trong nền văn hóa này có thể “không đúng” trong nền văn hóa khác. Trong khi đó ngôn ngữ xét về cấu trúc được tạo ra từ những đơn vị - yếu tố như âm vị, hình vị, từ, câu Con người sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của mình tới người nghe. Qua đó, chúng ta không chỉ thu nhận được thông tin đơn thuần mà còn biết được tâm tư, tình cảm của người nói. Ngôn ngữ với chức năng giao tiếp của mình còn có vai trò trong hình thành và duy trì mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Ngược lại văn hóa “in đậm” vào ngôn ngữ, nó chi phối cách sinh hoạt, ứng xử, giao tiếp của mỗi người trong cộng đồng. Bởi vậy không thể tách rời ngôn ngữ và văn hóa

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Nhật Bản Trong Chiếc Gương Soi Tiếng Việt

Upload: viruslove_abc

📎
👁 Lượt xem: 405
Lượt tải: 16

Văn hóa giao tiếp của Nhật và Mỹ trong kinh ...

Upload: melody1102269

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 399
Lượt tải: 19

Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh Tiếng Việt

Upload: truonggiang1082

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 494
Lượt tải: 20

Vượt qua sự nhút nhát Tiếng Việt

Upload: mua0zay

📎
👁 Lượt xem: 282
Lượt tải: 16

Cấu trúc của sự kiện lời nói cho tặng trong ...

Upload: underground9765

📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 447
Lượt tải: 16

Các tình huống giao tiếp trong kinh doanh du ...

Upload: kyoko_beat

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 382
Lượt tải: 16

Nhận dạng tiếng nói tiếng việt theo hướng ...

Upload: tuyentho

📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 458
Lượt tải: 17

Nhận dạng tiếng nói tiếng việt theo hướng ...

Upload: vinhvcbs

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 410
Lượt tải: 17

Mô hình tách từ gán nhãn từ loại và hướng ...

Upload: khuetbd

📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 581
Lượt tải: 16

Ðối thoại giữa Triết học và Phật giáo Tiếng ...

Upload: futures6472

📎
👁 Lượt xem: 738
Lượt tải: 16

Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ...

Upload: namphuong181

📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 326
Lượt tải: 16

Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ...

Upload: thovaco2

📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 379
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật

Upload: vungocbich69

📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 486
Lượt tải: 18

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật LỜi mỞ đẦu 1. Tính cấp thiết của đề tài: 1.1. Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật Ngày nay, trong thời kỳ của thế giới hội nhập đã mở ra nhiều cơ hội cho giao lưu và hội nhập kinh tế, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO là việc các đối tác quốc tế doc Đăng bởi
5 stars - 226681 reviews
Thông tin tài liệu 86 trang Đăng bởi: vungocbich69 - 06/02/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 06/02/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật