Mã tài liệu: 278933
Số trang: 121
Định dạng: zip
Dung lượng file: 864 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam với phương châm trong quan hệ quốc tế là “đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá các mối quan hệ quốc tế” thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển. Xuất khẩu của nước ta trong thời gian qua đã thu được những kết quả quan trọng, xuất khẩu đã trở thành một động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Tuy nhiên so với nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoạt động xuất khẩu còn có hạn chế, yếu kém nhất là trong bối cảnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, Việt Nam đang tích cực đàm phán và chuẩn bị các điều kiện trong nước để sớm gia nhập WTO.
Trong những năm gần đây chính phủ và Bộ Thương mại đã hết sức cố gắng tháo gỡ các vướng mắc trong cơ chế để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước một cách tối đa trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài. Thực tế là kim ngạch xuất khẩu của chúng ta đã có bước nhảy vọt đáng được ghi nhận. Qua gần 20 năm đổi mới, thương mại Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, cùng với sự gia tăng về quy mô, chủng loại và các loại hình thị trường. Thực tế 20 năm đổi mới vừa qua cho thấy xuất khẩu đã trở thành nhân tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy phân công lao động xã hội. Mặt khác, thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, chúng ta có điều kiện tiếp cận với các công nghệ tiên tiến hiện đại của các nước.
Với quan hệ hợp tác lâu dài, châu Phi đang là một địa điểm hướng tới cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã tìm hiểu và thâm nhập vào thị trường châu Phi. Bước đầu đã thu được thành công nhất định, nhưng so sánh với nhu cầu thực tế của thị trường châu Phi thì doanh nghiệp Việt Nam còn quá khiêm tốn ở thị trường này. Vậy nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng và không mấy khó tính này.
Để giải đáp một phần câu hỏi đó, đề tài: “Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi” đã được chọn làm luận văn tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu tổng quan về châu Phi và thị trường châu Phi, nghiên cứu thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với một số thị trường châu Phi trọng điểm, từ đó xây dựng cơ sở khoa học để đề ra một số giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và một số nước châu Phi, góp phần xây dựng chính sách phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với một số nước châu Phi từ nay đến năm 2010.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách kinh tế thương mại của các quốc gia châu Phi với Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với châu Phi, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi thời kỳ 1991-2005.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 7 thị trường trọng điểm sau: Nam Phi, Ai Cập, Maroc, Nigieria, Cotdivoa, Xênêgan và Tandania, các thị trường này chỉ nghiên cứu quan hệ với Việt Nam trên lĩnh vực thương mại hàng hoá.
Về phương pháp nghiên cứu, trước hết tôi tiến hành tập hợp các tài liệu về châu Phi và quan hệ thương mại Việt Nam-châu Phi, đi sâu hơn với 7 thị trường trọng điểm sau đó tập hợp thành một bản luận văn này.
Xuất phát từ những phân tích trên, nội dung của luận văn gồm lời mở đầu, kết luận và 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
Chương 2: Giới thiệu chung về thị trường châu Phi và một số lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Phi.
Chương 3: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường châu Phi
Chương 4: Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16