Mã tài liệu: 244532
Số trang: 55
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 913 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự Cần Thiết Của Đề Tài
Từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã đề ra đường lối phát triển toàn
diện, mọi mặt; trong đó, lấy sự nghiệp đổi mới kinh tế làm trọng, từng bước công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông
thôn, tích lũy vốn từ nông nghiệp để phát triển công nghiệp nhẹ rồi từng bước đẩy mạnh
phát triển công nghiệp nặng, mà một trong những nội dung quan trọng là khẳng định vị
trí kinh tế hộ nông dân. Bởi vì Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp lâu đời với
80% dân số sống bằng nghề nông, nên nhu cầu về lương thực – thực phẩm cho tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng. Do đó, việc đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp là một vấn đề cấp bách và lâu dài để nhằm từng bước đưa nền nông nghiệp tự
cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường với sự quản lý vĩ mô của
nhà nước.
Từ chủ trương đó, Nhà nước ta đã cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người
dân như: xóa đói giảm nghèo, cho nông dân vay tiền không lấy lãi để làm nông nghiệp,
đắp đê ngăn lũ để nhằm khuyến khích kinh tế hộ phát triển, khuyến khích nông dân
làm giàu chính đáng đã làm nảy sinh một hình thức tổ chức kinh tế mới ở nông thôn, đó
là kinh tế trang trại.
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế phổ biến trong nền kinh tế
nông nghiệp của các nước trên thế giớiû. Ở các nước này thì kinh tế trang trại đã hình
thành từ lâu và rất phát triển. Riêng ở nước ta thì nó được hình thành và phát triển trước
khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh nên nó
chỉ dừng lại ở hình thức tự giác của người nông dân. Sau khi đất nước được hoàn toàn
giải phóng, nền kinh tế của nước ta từng bước được ổn định thì kinh tế trang trại cũng
dần được định hình. Cho đến khi Đảng và nhà nước ta có chính sách đổi mới kinh tế mà
nhất là sau khi nghị quyết X của bộ chính trị năm 1988 về đổi mới cơ chế quản lý nông
nghiệp và luật đất đai năm 1993 ra đời thì kinh tế trang trại phát triển với tốc độ và qui
mô ngày càng cao. Sự ra đời và phát triển của kinh tế trang trại đã có các tác dụng tích
cực thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa phát triển ngày càng có quy mô lớn hơn, góp
phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của phần lớn nông dân trên khắp mọi
miền đất nước.
Trong những năm gần đây, Đồng Nai do điều kiện tự nhiên phong phú, đất đai
màu mỡ, kinh tế trang trại của tỉnh cũng dần dần được củng cố và phát triển, góp phần
làm thay đổi cục diện kinh tế của toàn tỉnh. Nhờ sự nhạy bén trong áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật, sử dụng các giống mới mà đã góp phần nâng cao năng suất, bảo đảm
hàng hóa cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống
cho người nông dân.
Tuy nhiên, kinh tế trang trại là một lọai hình kinh tế mới, ngoài những mặt tích
cực như trên, cần phải đẩy mạnh nghiên cứu những vấn đề cấp bách, thiết thực của từng
vùng, từng địa phương cụ thể, để có những giải pháp phát triển phù hợp, nhằm hạn chế
đến mức thấp nhất những yếu tố tiêu cực có thể xảy ra, khuyến khích nông dân phát
triển làm giàu cho chính mình. Do đó, để hiểu rõ hơn thực trạng và đề xuất những giải
pháp thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển, chúng tôi cùng với Sở NN&PTNT và Cục
Thống Kê tỉnh Đồng Nai tổ chức nghiên cứu đề tài: “ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA TỈNH ĐỒNG NAI”.
1.2. Mục Đích Nghiên Cứu
_ Đánh giá thực trạng kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai về các mặt:
đặc điểm, số lượng và sự phân bố, tình hình sử dụng đất đai, vốn và nguồn vốn, tình
hình sử dụng và thu nhập của lao động, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
_ Đánh giá những mặt tích cực và những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến sự
phát triển trang trại.
_ Đề xuất định hướng và giải pháp, nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa
bàn.
1.3. Nội Dung Nghiên Cứu
Đề tài dựa trên cơ sở luận về kinh tế trang trại, tiêu chí định lượng về kinh tế
trang trại, những kinh nghiệm thực tiễn về kinh tế trang trại ở Việt Nam và trên thế giới,
bằng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế để nghiên cứu các nội dung sau đây:
_ Nghiên cứu đặc điểm của chủ trang trại về giới tính, dân tộc, thành phần, đoàn
thể, trình độ, chuyên môn, ngành nghề.
_ Số lượng loại hình sản xuất của trang trại và sự phân bố chúng trên địa bàn
tỉnh.
_ Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại.
_ Thực trạng vốn và nguồn vốn của chủ trang trại.
_ Tình hình sử dụng lao động trong các trang trại.
_ Thực trạng thu nhập của lao động thuê ngoài ở các trang trại.
_ Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số trang trại.
_ Đánh giá những mặt tích cực và những khó khăn, hạn chế đến sự phát triển
kinh tế trang trại của tỉnh.
_ Đề xuất định hướng và các giải pháp, nhằm phát triển kinh tế trang trại tỉnh
Đồng Nai.
1.4. Phạm Vi Nghiên Cứu
_ Điều tra, khảo sát, nghiên cứa toàn bộ trang trại trên địa bàn tỉnh theo Nghị
Quyết 03/2000/NQ-CP của Chính Phủ về kinh tế trang trại và Thông Tư 69 Liên Bộ
NôngNghiệp & PTNT và Tổng Cục Thống Kê về tiêu chí trang trại.
_ Điều tra chọn mẫu phân tầng, để xác định kết quả và hiệu quả sản xuất kinh
doanh của một số loại hình trang trại trên địa bàn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16