Mã tài liệu: 297770
Số trang: 15
Định dạng: zip
Dung lượng file: 57 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I. Đặt vấn đề:
Bối cảnh của Đổi Mới: thực trạng trước Đổi Mới và quyết định đổi mới của Đảng.
Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975 đất nước ta bắt đầu bước vào quá trình khôi phục và phát triển đất nước. Tuy nhiên chúng ta vấp phải rất nhiều khó khăn và mâu thuẫn trong kinh tế.
Nến kinh tế tăng trưởng chậm, lạm phát nghiêm trọng. Nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ 2 và 3 không thực hiện được. Cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém, thiếu đồng bộ, trình độ kĩ thuật lạc hậu. Đại bộ phận vẫn là lao động thủ công, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, phân công lao động xã hội kém phát triển, năng suất lao động rất thấp. Sản xuất phát triển chậm chạp, không đủ cho tiêu dùng, làm không đủ ăn phải dựa vào bên ngoài rất lớn. Phân phối lưu thông rối ren. Thị trường, tài chính tiền tệ không ổn định. Ngân sách nhà nước bội chi liên tục. Giá cả thì leo thang từng ngày. Ví dụ chỉ số giá năm 1975 là 1 lần thì 1980 là 2,5 lần và 1985 đã là 38,5 lần. [g.t lịch sử kinh tế tr.399]. Do đó đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, nhất là công nhân viên, lực lượng vũ trang và một bộ phận nông dân. Tiêu cực và bất công xã hội tăng lên. Trật tự xã hội bị giảm sút. Lòng tin của nhân dân vào Đảng bị lung lay, nguy cơ mất chính quyền là rất lớn.
III. Kết luận.
Thành tựu qua 20 năm đổi mới.
Sau 20 năm Đổi Mới, đất nước ta không những đã thoát khỏi tình trạng nghèo đói, thiếu thốn mà đã có những bước tiến lớn về kinh tế. Cụ thể tốc độ tăng GDP trung bình 10 năm gần đây là 7%, lạm phát kiềm chế ở mức dưới mức tăng trưởng kinh tế. GDP bình quân năm 2006 là 650USD/người. Kim ngạch ngoại thương đạt 65 tỷ USD năm 2005. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đến 2005 là 53,6 tỷ USD. Số hộ nghèo năm 1989 là 55% giảm còn 11,4% năm 2000. Nước ta từ nước phải nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Về chính trị, với phương châm mở rộng đối ngoại, Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước chúng ta đã gia nhập nhiều tổ chức khu vực và quốc tế như ASEAN, APEC, ASEM, WTO…vai trò của chúng ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, quy củ. Văn hoá - giáo dục được cả xã hội quan tâm và cũng được đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Nhà nước tôn trọng tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, ngày càng có nhiều cơ sở tôn giáo được xây dựng.Điều đó chứng tỏ chúng ta đã có những chuyển biến lớn trong công cuộc phát triển đất nước. Công cuộc xây dựng CNXH ngày càng có cơ sở vững chắc, con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ.
Như vậy quan điểm đổi mới của Đảng là có cơ sở triết học chính xác và vận dụng thực tế đúng đắn.
Điều này được chứng tỏ bằng những luận điểm dựa trên cơ sở lý luận triết học về hình thái kinh tế-xã hội trong đó chủ yếu là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Vận dụng lý luận trong thực tế, Đảng ta đã tiến hành quá trình Đổi Mới đạt nhiều thành công như ngày nay.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 3601
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 234
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 204
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 19