Mã tài liệu: 268574
Số trang: 8
Định dạng: zip
Dung lượng file: 70 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I. LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. Đây là tổ chức nhận tiền gửi đóng vai trò là trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp. Các ngân hàng thương mại huy động vốn chủ yếu dưới dạng: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn. Vốn huy động được dùng để cho vay: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản và để mua chứng khoán chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương. Ngân hàng thương mại dù ở quốc gia nào cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất, cũng là trung gian tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất.
Thực tế ở nước ta trong giới khoa học kinh tế nói chung và chuyên ngành tài chính - tiền tệ nói riêng đang tồn tại một số quan niệm không trùng khớp nhau về thị trường vốn và thị trường tài chính. Một số người quan niệm rằng, thị trường vốn bao gồm thị trường vốn ngắn hạn và thị trường vốn dài hạn; trong đó thị trường vốn dài hạn là thị trường chứng khoán. Một số khác thì cho rằng, thị trường vốn bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường tài chính; trong đó, thị trường tài chính là thị trường chứng khoán...
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta hãy cùng đi sâu nghiên cứu “Thực trạng hoạt động và định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay” dưới đây.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHTM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Thực trạng thị trường tiền tệ
Tham gia là thành viên của các dạng thị trường tiền tệ có: 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, 36 Ngân hàng thương mại cổ phần, 4 Ngân hàng liên doanh, 27 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Quỹ tín dụng TW, 900 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, một số công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm, Quỹ đầu tư... Tuy nhiên tham gia là thành viên của thị trường liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc nhà nước, thị trường mở... thì không phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ có các NHTM NN, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, một số công ty bảo hiểm...
Cơ chế tác động và can thiệp trên thị trường tiền tệ được thể hiện tập trung ở các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương. Theo đó, dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế, từ tháng 6-2002, Ngân hàng Nhà nước chuyển sang thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản trước đó. Hàng tháng Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản, vẫn quy định lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; cùng với lãi suất nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ Swap, lãi suất thị trường mở, lãi suất thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước tác động vào lãi suất thị trường, lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các Tổ chức tín dụng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16