Mã tài liệu: 210637
Số trang: 186
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,464 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực triếp nước ngoài hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng và được chú trọng trên toàn cầu, không những ở quốc gia có nền công nghiệp đang phát triển mà còn cả các quốc nền công nghiệp phát triển, không những quốc gia nghèo, lạc hậu mà còn cả các quốc gia giầu có, có tiềm lực kinh tế cực lớn, đều cần đến nguồn vốn FDI. Do đó, thu hút vốn FDI là tất yếu khách quan, bắt nguồn từ đòi hỏi của sự phát triển kinh tế và giao lưu thương mại quốc tế, liên kết kinh tế quốc tế. Thông qua đó các quốc gia kém và đang phát triển có thể tiếp nhận công nghệ hiện đại, tiếp thu được những phương pháp quản lý tiên tiến, mở rộng thị trường ra nước ngoài, Mặt khác, dòng chảy vốn FDI cho đến nay, phần lớn vẫn chảy vào các quốc gia công nghiệp phát triển các nước phát triển chiếm 2/3 tổng số vốn FDI của thế giới. Chẳng hạn, đầu tư hai chiều của Nhật - Mỹ - EU tăng lên. Năm 1980, FDI của khu vực này tương đương nhau ở mức 215 tỷ USD, nhưng tới năm 2002, tổng FDI của EU bao gồm cả đầu tư nội khối là 3,4 nghìn tỷ USD . Hơn nữa, khả năng vốn đầu tư cả thế giới hiện nay không lớn, nhưng nhu cầu vốn đầu tư ở tất cả các quốc gia đều rất lớn và vượt xa các nguồn vốn cung cấp. Theo ước tính chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây, năm 2003, dòng vốn vốn FDI của thế giới giảm xuống 139% so với 3 năm trước đây . Theo ước tính, cả thế giới hiện nay đang thiếu khoảng 300 tỷ USD đến 400 tỷ USD vốn đầu đầu tư trực tiếp nước ngoài . Do vậy, đã diễn ra một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước tìm kiếm nguồn vốn, nên nước nào có môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, có khả năng sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả hơn, thì các nước đó có thể sẽ giành được những lợi thế hơn trong cuộc cạnh tranh này. Chính vì vậy, thu hút vốn FDI mang tính quy luật chung đối với tất cả các nước. Quy luật này càng ngày càng bức bách đối với các quốc gia kém và đang phát triển, khan hiếm vốn, nhất là đối với Campuchia chúng tôi.
Hơn thế nữa, nền kinh tế thế giới đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp đã thâm nhập vào tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra ở nhiều ngành, một phần, làm tăng vai trò tác động của ngành công nghiệp tới những ngành đó, phần khác, đã chuyển hoá những hoạt động của các ngành theo mô hình công nghiệp. Đối với Campuchia, thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp là một yêu cầu cấp bách, vì công nghiệp là một trong lĩnh vực sản xuất vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh lớn và quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Ngoài ra, công nghiệp còn có vai trò dẫn dắt, chi phối và thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế. Sự phát triển của ngành công nghiệp đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của ngành kinh tế khác.
Để phát triển công nghiệp theo hiện đại hoá, trước tiên đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn, vượt xa lượng tích luỹ của quốc gia. Nếu chỉ dựa vào khả năng tích luỹ và khả năng huy động vốn trong nước, thì sẽ khó có thể đạt được mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và càng khó tránh khỏi khả năng tụt hậu so với các quốc khác trong khu vực. Những thách thức đó đã không cho phép chúng tôi có một sự chọn lựa nào khác là tăng cường thu hút vốn FDI vào phát triển ngành công nghiệp. Tuy nhiên, môi trường đầu tư của Campuchia còn nhiều khiếm khuyết, chưa hoàn thiện, quản lý vi mô và vĩ mô của nhà nước còn nhiều mặt hạn chế, nên vốn FDI vào chưa nhiều.
Có thể nói 10 năm qua là những năm tháng thể nghiệm công việc hợp tác đầu tư với các đối tác nước ngoài, một lĩnh vực còn mới mẻ và rất phức tạp đối với tình hình Campuchia trong bối cảnh đất nước chúng tôi chưa được chuẩn bị
tốt và chưa hội đủ những tiền đề cần thiết, nhiều cản trở cả về lý luận và thực tiễn cần được tập trung giải quyết và hoàn thiện. Chính vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề nghiên cứu: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Campuchia” làm luận án tiến sĩ kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Đề tài tập trung vào luận giải, phân tích một cách khoa học có hệ thống lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phân tích thực trạng thu hút vốn FDI và tác động của nó đến ngành công nghiệp Campuchia, đề xuất quan điểm mục tiêu, giải pháp thu hút vốn FDI, triển khai dự án và kiến nghị để thực hiện công việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp, đây là vấn đề liên quan đến các hoạt động kinh tế đối ngoại và nhiều hoạt động có liên quan tới các cấp, ngành khác. Giới hạn của luận án là tập trung phân tích các vấn đề cơ bản về mặt lý luận ở tầm vĩ mô; đặc biệt là phân tích vị trí, vai trò, tác động của FDI đến ngành kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng và phân tích công tác quản lý vĩ mô của nhà nước từ khâu chuẩn bị đầu tư tới việc triển khai các dự án đầu tư. Rút ra kinh nghiệm thu hút FDI trong và ngoài khu vực để làm cơ sở cho việc đề xuất phương hướng và giải pháp thu hút FDI vào ngành công nghiệp Campuchia.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, làm phương pháp nghiên cứu cơ bản. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như: diễn dịch - quy nạp, phương pháp điều tra khảo sát, so sánh đối chiếu mô hình, phân tích tổng hợp và sử dụng các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu để trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn.
5. Những đóng góp của luận án
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ sở lý luận về thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp và tổng hợp một số kinh nghiệm của các nước trong và ngoài khu vực về lĩnh vực này và rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào hoàn cảnh của ngành công nghiệp Campuchia.
- Phân tích và đánh giá thực trạng về hoạt động thu hút vốn FDI trong ngành công nghiệp Campuchia và những tác động tích cực của việc thu hút vốn FDI tới ngành công nghiệp Campuchia theo hướng CNH, HĐH đất nước. Bên cạnh đó, khẳng định các mặt tích cực cần được phát huy, những khiếm khuyết không tránh khỏi cần được điều chỉnh lại và cải tiến kịp thời nhằm góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
Trên cơ sở đó, luận án đề ra những hệ thống quan điểm, mục tiêu, giải pháp có tính chất khả thi và một số kiến nghị nhằm cải tiến công tác hoạt động thu hút vốn FDI vào thực hiện chiến lược CNH, HĐH ở Campuchia.[URL="/downloads.php?do=file&id=4011"]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 258
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 186
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16