Mã tài liệu: 245211
Số trang: 55
Định dạng: doc
Dung lượng file: 350 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LờI Mở ĐầU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực DNN&V trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề về thất nghiệp, tệ nạn xã hội; nâng cao hiệu quả nền kinh tế, huy động được nguồn lực trong xã hội . Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực DNN&V thời gian qua chưa mạnh mẽ, chưa tương xứng với tiềm năng. Hầu hết các DNN&V có khả năng cạnh tranh thấp, năng lực sản xuất hạn chế, thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh, trình độ quản lý yếu kém, thiếu đội ngũ thợ giỏi, thợ lành nghề .
Có nhiều nguyên nhân hạn chế khả năng cạnh tranh của các DNN&V, một trong những nguyên nhân chính là do các DNN&V ở nước ta chưa có thói quen sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh (DVPTKD), đồng thời các tổ chức cung ứng DVPTKD cũng chưa thực sự phát triển. Các DNN&V vẫn hoạt động dưới hình thức “tự cung, tự cấp” có nghĩa là từ mình tạo ra các dịch vụ để hỗ trợ kinh doanh như tìm kiếm thị trường, tuyển lao động, các vấn đề về pháp lý, đào tạo, kiểm toán, . mà chưa sử dụng từ các tổ chức, doanh nghiệp mang tính chuyên nghiệp. Việc hoạt động dưới hình thức "tự cung, tự cấp" đã làm cho các DNN&V mặc dù rất hạn chế về nguồn lực nhưng vẫn phải đảm đương nhiều khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh và vì vậy làm giảm hiệu quả và đôi khi dẫn tới vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Trong khi đó, kinh nghiệm cho thấy các nước trên thế giới đã vận hành một cách có hiệu quả hệ thống thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh nhằm phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các DNN&V.
Nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường DVPTKD ở Việt Nam, thông qua đó hỗ trợ các DNN&V nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, Ban Nghiên cứu Cải cách và Phát triển doanh nghiệp đề nghị được nghiên cứu đề tài “Thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam- Thực trạng, các vấn đề và giải pháp”
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ năm 2000 đến nay đã có một số nghiên cứu và hội thảo về thị trường DVPTKD ở Việt Nam, cụ thể:
- Năm 2000, Viện Nghiên cứu QLKTTƯ và MPDF đồng tổ chức Hội thảo quốc tế về phát triển thị trường DVPTKD ở Việt Nam. Tai Hội thảo này, MPDF có một báo cáo về tình hình phát triển thị trường DVPTKD ở Việt Nam.
- Năm 2002, Tổ chức Investconsult Group, Vietnam, được sự hỗ trợ của Dự án phát triển DNN&V của Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) và Chương trình Xúc tiến Doanh nghiệp vừa và nhỏ Swisscontact, Vietnam đã thực hiện Dự án nghiên cứu về thị trường Dịch vụ phát triển kinh doanh ở Việt Nam. Dự án này đã nghiên cứu thị trường dịch vụ Phát triển kinh doanh trong 1200 DNN&V tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai và Bình Dương. Nghiên cứu này đã thu được những thông tin rất thú vị về hiện trạng phát triển thị trường DVPTKD tại Việt Nam; Những điểm mạnh chủ yếu của thị trường DVPTKD ở Việt Nam; Các nhóm khách hàng, các nhóm dịch vụ và khu vực tiềm năng; Đề xuất một số chính sách và Chương trình chiến lược nhằm phát triển thị trường DVPTKD ở Việt Nam.
- Năm 2003 - 2004, với sự hỗ trợ của GTZ, Tổ chức VISION đã cùng với nhóm cán bộ của CIEM (Nguyễn Đình Cung, Trần Kim Hào và Trịnh Đức Chiều) đã thực hiện một nghiên cứu về khung pháp lý cho việc phát triển DVPTKD trong 3 lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ, Kế toán kiểm toán và Đào tạo.
Ngoài ra cũng đã có một số đề tài nghiên cứu các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cho các DNN&V. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung đối với một số loại hình dịch vụ riêng lẻ và chưa đứng trên giác độ tổng thể đánh giá toàn diện thực trạng của khu vực DVPTKD tại Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ mô tả một cách toàn diện hơn thực trạng phát triển của thị trường DVPTKD và những nhân tố chủ yếu tác động đến khu vực này để từ đó đưa ra các giải pháp mang tính tổng thể hơn nhằm phát triển các DVPTKD trong thời gian tới nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của các DNN&V.
3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về các yếu tố tác động đến việc cung ứng và sử dụng DVPTKD đối với các DNN&V .
- Tổng quan về thực trạng phát triển thị trường DVPTKD ở Việt Nam.
- Phân tích để tìm ra các nguyên nhân cản trở việc cung ứng DVPTKD cũng như sử dụng DVPTKD đối với các DNN&V ở Việt Nam hiện nay.
- Đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm khuyến khích việc cung ứng và sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh đối với các DNN&V nhằm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực này.
Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp và phân tích tài liệu;
- Phỏng vấn chuyên gia;
- Nghiên cứu tình huống.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
- Các hoạt động cung ứng và sử dụng DVPTKD đối với các DNN&V ở Việt Nam.
- Vai trò của các cơ quan nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước đối với việc phát triển thị trường DVPTKD.
Phạm vi nghiên cứu:
- Tập trung nghiên cứu các yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển của thị trường DVPTKD cho khu vực DNN&V , trong đó tập trung vào khu vực DNN&V phi nông nghiệp.
- Các trường hợp điển hình về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho DNN&V được nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: tư vấn quản lý, đào tạo, kế toán kiểm toán, sở hữu trí tuệ, tư vấn pháp lý, thông tin thị trường.
5. Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đã có, trong đề tài này nhóm nghiên cứu dự định đi sâu vào việc phân tích để tìm ra các nguyên nhân chủ yếu hạn chế việc phát triển thị trường DVPTKD, cả từ phía cung và phía cầu, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường DVPTKD ở Việt Nam. Từ đó tạo điều kiện cho sự hoạt động ngày càng hiệu quả hơn của khu vực DNN&V Việt Nam trong thời gian tới.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, các phụ lục, kết quả nghiên cứu đề tài được chia thành 3 chương:
- Chương 1. Dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh và vai trò của nó đối với phát triển các DNN&V
- Chương 2. Thực trạng phát triển của thị trường DVPTKD đối với các DNN&V tại Việt Nam.
- Chương 3. Một số khuyến nghị chính sách và giải pháp nhằm phát triển thị trường DVPTKD cho khu vực DNN&V trong thời gian tới.
Mục lục
LờI Mở ĐầU 5
1. Tính cấp thiết của đề tài 5
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 5
3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7
5. Đóng góp của đề tài 7
6. Kết cấu của đề tài 7
Chương 1. Dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh và vai trò của nó đối với phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ 8
I. Khái niệm dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh và vai trò của nó trong hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 8
1. Khái niệm về DVPTKD 8
2. Vai trò của DVPTKD trong việc hỗ trợ phát triển các DNN&V 10
II. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển thị trường DVPTKD. 12
1. Khung pháp lý và chính sách của Nhà nước đối với thị trường DVPTKD 12
2. Môi trường kinh doanh 15
III. Kinh nghiệm quốc tế về việc phát triển các thị trường DVPTKD. 19
1. Kinh nghiệm của các nước phát triển 19
2. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển 22
Chương 2. Thực trạng phát triển của thị trường DVPTKD đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. 25
I. Tổng quan về thực trạng phát triển thị trường DVPTKD ở Việt Nam 25
1. Mức độ tiếp cận hiện tại và thái độ của các DNN&V với các loại dịch vụ kinh doanh, và nhu cầu của họ trong tương lai. 25
2. Khung pháp luật cho phát triển thị trường DVPTKD ở Việt Nam 35
II. Các yếu tố kìm hãm sự phát triển thị trường DVPTKD tại Việt Nam 39
1. Bất cập trong nhận thức về DVPTKD 39
2. Môi trường pháp lý và môi trường kinh tế chưa thuận lợi cho thị trường DVPTKD phát triển. 40
3. Hạn chế từ phía các nhà cung cấp DVPTKD. 41
Chương 3. Một số khuyến nghị chính sách và giải pháp nhằm phát triển thị trường DVPTKD cho khu vực DNN&V trong thời gian tới 45
I. Quan điểm phát triển thị trường DVPTKD. 45
1. Nhận thức một cách đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của DVPTKD 45
2. Thừa nhận, tuân thủ và thực hiện đầy đủ các cam kết hợp tác đa phương, song phương, các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. 46
3. Việc phát triển thị trường DVPTKD phải được xây dựng trên cơ sở tự do hoá, xã hội hoá, thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế cùng tham gia. 48
II. Một số giải pháp khuyến khích phát triển thị trường DVPTKD 49
1. Tạo lập khung pháp lý rõ ràng, đầy đủ đối với thị trường DVPTKD 49
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ các nhà cung cấp DVPTKD chuyên nghiệp, có chất lượng cao 54
3. Tăng cường khả năng thanh toán và điều kiện tiếp cận của các DNN&V đối với DVPTKD 56
Kết luận 60
Tài liệu tham khảo 62
Phụ lục 63
Phụ lục 1: Nhận thức của doanh nghiệp về công dụng của dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ (Kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2002) 63
Phụ lục 2: Danh sách các hiệp hội/tổ chức được liệt kê bởi các DNTN trong mẫu điều tra năm 2002 68
Bảng
Bảng 1. Các DVPTKD do Dự án cung cấp 23
Bảng 2- Phân bố của các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kinh doanh (mẫu khu vực tư nhân) 27
Bảng 3- Phân bố của các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kinh doanh (mẫu khu vực nhà nước) 28
Bảng 4 Năm đăng ký kinh doanh 29
Bảng 5. Phân bố các doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động 29
Bảng 6. Đánh giá chất lượng của các dịch vụ 32
Bảng 7. Những tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài 3
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 119
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16