Mã tài liệu: 280500
Số trang: 57
Định dạng: zip
Dung lượng file: 430 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời mở đầu
Thất thoát, lãng phí, tiêu cực trọng hoạt động kinh tế là căn bệnh nhức nhối từ nhiều năm qua ở Việt Nam. Đây cũng là một trong những vấn đề thời sự nóng bỏng nhất hiện nay trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng và đang được cả xã hội quan tâm. Nạn thất thoát, lãng phí tiêu cực trong đầu tư đã được đặt ra tại nhiều kỳ họp Quốc hội. Song tình hình dường như đâu lại vào đó, lại còn có xu hướng "phát triển" hơn. Vốn đầu tư cho phát triển toàn xã hội trong 5 năm (2001 - 2005) là rất lớn, khoảng hơn 900.000 tỷ đồng. Trong đó vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN) chiếm khoảng 20%, khoảng 180.000 tỷ đồng, đó là một con số không nhỏ. Như vậy, cần phải có sự quản lý và sử dụng sao cho thật hiệu quả nếu không sẽ gây lãng phí và kèm theo là chất lượng của các công trình xây dựng không đảm bảo, hậu quả là nhân dân phải gánh chịu từ đời này sang đời khác. Vì vậy việc chống thất thoát, lãng phí,tiêu cực trong đầu tư là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cac nhà quản lý và hoạch định chính sách hiện nay. Đã có không ít ý kiến cho rằng tỉ lệ thất thoát vốn đầu tư từ NSNN vào khoảng 30%-40% tổng vốn đầu tư. Lãng phí thất thoát chủ yếu xảy ra ở các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách. Điều này đã dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả và làm ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Nhìn vào hệ số ICOR cuả Việt Nam năm 2007 ta có thể thấy Việt Nam đầu tư tới 33,5% GDP nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình cũng chỉ đạt 7,6%. Để hướng đến một nền kinh tế tăng trưởng bền vững các nhà quản lý đã nhận định rằng phải đẩy lùi được thất thoát lãng phí,đặc biệt là thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư vì đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm giảm chất lượng tăng trưởng. Muốn bốc thuốc phải biết rõ bệnh. Để ngăn chặn tình trạng thất thoát lãng phí chúng ta cần đi sâu vào bản chất của nó, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Từ đó mới có thể đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và phòng tránh thất thoát lãng phí. Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế trên chúng tôi tiên hành nghiên cứu đề tài: “Thất thoát lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp”
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi đề cập đến khái niệm: Thất thoát lãng phí là gì? Thất thoát lãng phí bắt nguồn từ đâu? Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến thất thoát lãng phí để từ đó có được những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư.
Vì thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp và kinh nghiệm cũng như kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi nhiều sai sót. Vì vậy rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16