Mã tài liệu: 211516
Số trang: 103
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,160 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Phần mở đầu
1. Đặt vấn đề
Hồ tiêu được mệnh danh là “Vua của các loại gia vị” - King of Spices, hàng năm
chiếm tỷ trọng 30% - 35% trong tổng giá trị lượng gia vị mua bán trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam cây hồ tiêu được trồng vào cuối thế kỷ XIX và bắt đầu phát triển mạnh từ thập niên 90’s của thế kỷ XX, tuy phát triển sau so với các nước sản xuất hồ tiêu truyền thống như Brazil, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia, nhưng kể từ năm 2002 đến nay Việt Nam là nước giữ ngôi vị đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới. Trong giai đoạn 2002 – 2007 sản lượng và lượng xuất khẩu của Việt Nam đạt từ 75.000 tấn đến 120.000 tấn/năm, chiếm khoảng 28% tổng sản lượng và khoảng 40% tổng lượng xuất khẩu hạt tiêu của thế giới. Hạt tiêu xuất khẩu chiếm trên 90% sản lượng, đạt kim ngạch hàng năm ở mức 120 triệu USD – 250 triệu USD (tùy thuộc vào giá thế giới), với tỷ trọng khoảng 3,5% - 5,0% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu các nông sản chủ yếu của nước ta gồm gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, và rau quả. Hồ tiêu là nguồn thu nhập chính của hàng trăm nghìn hộ nông dân thuộc các vùng nông nghiệp ít có điều kiện để chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp và dịch vụ như ở các vùng kinh tế mới, vùng núi nơi sinh sống khá tập trung của đồng bào dân tộc thiểu số từ BắcTrung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, đến Đông Nam bộ. Trong những năm qua cây hồ tiêu đã thực sự góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của các vùng này, theo số liệu điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2005) thu nhập bình quân từ cây công nghiệp lâu năm chiếm 70% tổng thu nhập năm của hộ, trong đó thu nhập từ hồ tiêu chiếm 44%.
Mặc dù hiện tại hồ tiêu Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh so với những nước sản xuất và xuất khẩu khác về điều kiện các nhân tố sản xuất như đất tốt có tiềm năng tạo năng suất cao, lao động có kinh nghiệm về trồng trọt, đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến và hoạt động xuất khẩu từ các doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu. Song sản xuất đã và đang phải đối mặt với những rủi ro từ: sâu bệnh, thiên tai, hệ quả của việc khai thác tài nguyên đất và môi trường kém bền vững, giá của các yếu tố đầu vào ngày càng tăng cao, và giá hồ tiêu trên thị trường thường xuyên biến động lên xuống.
Những rủi ro nêu trên nếu không có biện pháp giảm thiểu kịp thời chắc chắn hậu quả mang đến cho sản xuất sẽ không nhỏ và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập của người trồng tiêu, vì vậy việc đi tìm lời giải cho bài toán ổn định và tăng thu nhập cho hộ sản xuất hồ tiêu là yêu cầu cần thiết.
Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất bao gồm tất cả các yếu tố liên quan đến cung và cầu, điển hình gồm có: giá cả của các sản phẩm có thể thay thế hồ tiêu, thu nhập và thị hiếu của người tiêu dùng, giá bán của hồ tiêu trên thị trường, tiến bộ công nghệ, các yếu tố đầu vào của sản xuất, các chính sách của chính phủ, thời tiết và dịch bệnh. Vì điều kiện về thời gian và kinh phí có hạn nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố chính về phía cung thuộc các nhóm yếu tố đầu vào như vốn, lao động và kỹ thuật công nghệ của quá trình sản xuất hồ tiêu và không gian lựa chọn là Vùng Đông Nam bộ - Vùng trồng hồ tiêu trọng điểm chiếm 60% diện tích trồng và sản lượng hồ tiêu của cả nước năm 2006.
Do vậy đề tài có tên là: “Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộsản xuất hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp điển hình ở vùng Đông Nam bộ”
2. Câu hỏi nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp hai câu hỏi:
Thứ nhất: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chính về phía cung đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu tại Vùng Đông Nam bộ như thế nào?
Thứ hai: Giải pháp nào để ổn định và tăng thu nhập cho Hộ sản xuất hồ tiêu?
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định những kết quả cần đạt được để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, đó là:
Xác định các yếu tố chính về phía cung và sự tồn tại mối tương quan giữa các yếu tố này đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu.
Xác định mối tương quan tồn tại là cùng chiều hay ngược chiều và cường độ của từng mối tương quan đối với thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu đồng thời tìm ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất hồ tiêu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hồ tiêu được sản xuất chủ yếu ở loại hình kinh tế hộ, vì vậy đối tượng nghiên cứu sẽ là các hộ trồng hồ tiêu (sau đây gọi tắt là Hộ) có diện tích cho sản phẩm tại các khu vực của vùng trồng tiêu trọng điểm Đông Nam bộ (sau đây gọi tắt là Vùng).
Phạm vi nghiên cứu: lựa chọn các tỉnh, huyện và xã trồng tiêu tập trung có diện tích trồng hồ tiêu lớn và đặc trưng của Vùng, cụ thể gồm có:
Bình Phước là tỉnh có thời gian bắt đầu trồng hồ tiêu muộn hơn so với những tỉnh khác trong Vùng nhưng lại có mức độ tăng diện tích và năng suất cao,hiện đang là tỉnh dẫn đầu về diện tích trồng và sản lượng của Vùng và cả nước, trong tỉnh chọn huyện Lộc Ninh - Huyện có diện tích trồng và sản lượng hồ tiêu
lớn nhất tỉnh (chiếm 38%), và bốn xã đại diện là: Lộc An, Lộc Quang, Lộc Tấn và
Lộc Thuận.
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa danh đầu tiên thử nghiệm trồng hồ tiêu ở Việt Nam, hiện có diện tích trồng và sản lượng lớn thứ hai của Vùng và cả nước, trong tỉnh chọn huyện Châu Đức - Huyện có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất tỉnh và cả nước (chiếm 75% diện tích trồng của tỉnh), và chọn ba xã đại diện là: Quảng Thành, Kim Long và Bàu Chinh.
Đồng Nai là tỉnh đứng thứ ba về diện tích trồng và sản lượng hồ tiêu của Vùng, trong tỉnh chọn huyện Cẩm Mỹ - Huyện có diện tích cho sản xuất lớn nhất (chiếm 37%), và chọn ba xã đại diện là: Bảo Bình, Lâm San và Xuân Tây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra trực tiếp các hộ trồng hồ tiêu bằng bảng câu hỏi theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn để tạo lập dữ liệu sơ cấp.
Thống kê các dữ liệu thứ cấp từ việc kế thừa có chọn lọc các công trình khoa học
đã thực hiện trong và ngoài nước về ngành hồ tiêu, thu thập các dữ liệu của ngành hàng hồ tiêu Việt Nam và thế giới thông qua Tổng cục Thống kê, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Bộ NN & PTNT, tổ chức Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), và các báo cáo kinh tế xã hội của các địa phương.
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các số liệu và thông tin thu thập, kết
hợp phân tích thống kê mô tả và phân tích định lượng thông qua mô hình kinh tế lượng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong quá trình phân tích các số liệu của ngành hàng hồ tiêu sẽ kiểm nghiệm các kết luận của những lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô liên quan.
Những luận cứ khoa học, các nội dung phân tích và đặc biệt là kết quả từ mô hình đánh giá tác động của một số yếu tố chính về phía cung đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu, một mặt sẽ cung cấp dữ liệu mới bổ sung cho các công trình nghiên cứu trước đó, mặt khác sẽ là tư liệu tham khảo cho các địa phương vùng Đông Nam bộ và các nhà hoạch định chiến lược của ngành hàng hồ tiêu trong việc xác định các giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và phát triển sản xuất hồ tiêu bền vững ở vùng Đông Nam bộ.
7. Kết cấu của đề tài
Các nội dung nghiên cứu được trình bày trong ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn.
Chương này sẽ trình bày một số lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô có liên quan đến hàm sản xuất, chi phí, lợi nhuận, đất, lao động, năng suất lao động,và đề cập một số công trình nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước, từ đó có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn xác định những yếu tố chính của sản xuất hồ tiêu ảnh hưởng đến thu nhập của Hộ và mô hình lựa chọn, đồng thời có thể thấy được điểm mới của đề tài so với các công trình nghiên cứu trước đó.
Chương 2: Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ.
Đây là chương sẽ trình bày các kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu thực trạng ngành hàng hồ tiêu Việt Nam nói chung và vùng Đông Nam bộ nói riêng.
Các nội dung chính gồm có:
Tổng quan về ngành hàng hồ tiêu Việt Nam và thế giới; Tác động của các yếu tố chính đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu tại vùng Đông Nam bộ được xác định bởi đánh giá thực trạng của các yếu tố và kết quả của mô hình kinh tế
Chương 3: Một số giải pháp nhằm ổn định thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu
vùng Đông Nam bộ
Trên cơ sở kết quả của Chương 1 và 2, kết hợp với phân tích tình hình thị trường, định hướng phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam, những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, tác giả đề xuất một số giải pháp có tính chất gợi ý cho các địa phương, các tổ chức và ban ngành liên quan cần quan tâm thực hiện nhằm góp phần ổn định và tăng thu nhập cho hộ trồng tiêu của vùng Đông Nam bộ và các vùng trồng hồ tiêu khác có thể tham khảo ứng dụng.
[URL="/downloads.php?do=file&id=1495"]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16