Tìm tài liệu

Su quoc te hoa cua cac doanh nghiep vua va nho o Viet Nam

Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Upload bởi: ngocloiqb

Mã tài liệu: 245204

Số trang: 23

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 433 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

1. GIỚI THIỆU

Mức độ quốc tế hóa của nền kinh tế Việt Nam đã tăng mạnh từ khi thực hiện cải cách

kinh tế vào cuối thập niên 80. Quá trình này đã tăng tốc kể từ giữa thập niên 90 với việc

bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (từ đó dẫn đến việc ký kết hiệp định thương mại

song phương vào năm 2001), gia nhập ASEAN, tiếp nhận vốn FDI với lượng lớn, gia

tăng nhanh chóng thương mại quốc tế và đàm phán gia nhập WTO. Các đối tượng chính

trong quá trình quốc tế hóa này là các doanh nghiệp lớn: vào đầu thập niên 90, các doanh

nghiệp nhà nước (DNNN) chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế, nhưng tỷ trọng của

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNĐTNN) và doanh nghiệp tư nhân

(DNTN) cũng dần dần tăng lên. Ví dụ, tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các

DNĐTNN gần đây đã vượt trên 50%.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) cũng nắm giữ vị trí quan trọng trong sự phát

triển kinh tế của đất nước. Cụ thể, rõ ràng sự thành công của những cải cách trước đây

trong thập niên 80 phần lớn nhờ vào sự đáp ứng mạnh mẽ từ phía cung của các hộ gia

đình nông nghiệp: việc bãi bỏ hình thức nông nghiệp tập thể đã nhanh chóng biến Việt

Nam từ chỗ thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Trong những năm gần đây, các DNVVN một lần nữa lại trở thành trung tâm của những

tranh luận về phát triển. Lần này, sự thảo luận chủ yếu liên quan đến vấn đề tạo việc làm.

Với mật độ dân số ngày càng gia tăng tại các vùng nông thôn, khu vực nông nghiệp

không còn khả năng hấp thu những người mới tham gia vào lực lượng lao động. Mặc dù

khu vực các DNĐTNN đã tăng trưởng rất nhanh nhưng chủ yếu dựa trên các công nghệ

tương đối mang tính thâm dụng vốn và chỉ sử dụng chưa đến 700.000 lao động vào năm

2002 - xấp xỉ một nửa lượng gia tăng lực lượng lao động hàng năm tại Việt Nam. Các

DNNN cũng tập trung vào các ngành công nghiệp nặng và thâm dụng vốn, và toàn bộ khu

vực DNNN chỉ sử dụng khoảng 2,3 triệu lao động vào năm 2002, so với con số gần 40

triệu người của tổng lực lượng lao động tại Việt Nam. Thay vào đó, khu vực tư nhân là

nơi có tốc độ gia tăng việc làm nhanh nhất trong những năm gần đây. Hiện không có dữ

liệu đáng tin cậy về tăng trưởng việc làm đối với các loại hình doanh nghiệp quy mô nhỏ

nhất, như kinh tế hộ gia đình và DNTN, nhưng những con số về tăng trưởng của các công

ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và cổ phần là rất ấn tượng. Trong giai đoạn 2000-2002,

các loại hình doanh nghiệp này đã tăng gần gấp đôi về số lượng lao động, từ 560.000 lên

đến 1.062.000 (Tổng cục Thống kê, TCTK, 2004). Hầu hết các doanh nghiệp này có qui

mô vừa và nhỏ, trung bình khoảng 41 lao động. Số lượng các DNTN cũng gia tăng nhanh

trong giai đoạn này, chủ yếu nhờ vào Luật Doanh nghiệp mới đã làm giảm các thủ tục

hành chính rườm rà và đơn giản hóa quá trình đăng ký kinh doanh.

Trong khi khu vực DNVVN của Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc tạo công ăn

việc làm thì chúng ta biết rất ít về cách thức mà các doanh nghiệp này được quản lý trong

quá trình quốc tế hóa đang diễn ra ở mức độ doanh nghiệp. Điều này làm ta không biết rõ

về sự phát triển trong tương lai khi xem xét đến việc Việt Nam hiện đang đẩy mạnh quá

trình tự do hóa thương mại của mình. Mặc dù thương mại với khu vực của Việt Nam đã

được tự do hóa trong khuôn khổ AFTA, phần lớn những cắt giảm thuế quan đã được hoãn

lại cho đến giai đoạn 2003-2005. Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, với

hiệu lực bắt đầu từ cuối năm 2001, cũng tạo ra bước đệm, tức là không đòi hỏi Việt Nam

phải thực hiện những cải cách quan trọng cho đến sau một giai đoạn điều chỉnh kéo dài

vài năm. Nếu đàm phán gia nhập WTO thành công, Việt Nam sẽ phải tự do hóa và cải

cách hơn nữa.

Câu hỏi đặt ra trong bài viết này là “Quá trình quốc tế hóa đã tác động ở mức độ nào đến

các DNVVN của Việt Nam?” Trả lời được câu hỏi này sẽ cho chúng ta biết về những

thách thức nào còn ở phía trước nếu các kế hoạch tự do hóa và quốc tế hóa thương mại

hơn nữa được thực hiện. Quá trình chuyển đổi mà khu vực DNVVN phải đối mặt sẽ

nghiệm trọng đến mức nào, và liệu khu vực này sẽ còn có thể duy trì được tốc độ tạo việc

làm cần thiết để tránh được sự thất nghiệp lan rộng hay không? Nền tảng trong nghiên

cứu của chúng tôi là cơ sở dữ liệu đặc thù với số mẫu khá lớn về hoạt động của các

DNVVN Việt Nam trong các năm 1990, 1996 và 2002. Cơ sở dữ liệu này chứa đựng

thông tin định lượng về các khía cạnh khác nhau trong hoạt động doanh nghiệp cũng như

thông tin định tính về nhận định của chủ doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh

hiện tại cũng như những mong đợi trong tương lai. Bài viết này có cấu trúc như sau: Phần

2 cung cấp những thông tin cơ bản vắn tắt về những cải cách kinh tế của Việt Nam, với sự

nhấn mạnh đặc biệt đến vấn đề quốc tế hóa và DNTN. Phần 3 mô tả cơ sở dữ liệu và trình

bày một số thông tin tổng quát về mẫu điều tra các DNVVN trong năm 2002. Phần 4 xem

xét đến những mong đợi của các DNVVN liên quan đến các tác động của tự do hóa

thương mại ở mức độ sâu rộng hơn nữa. Phần 5 nghiên cứu xem các DNVVN đã bị tác

động trực tiếp trong quá trình quốc tế hóa ở mức độ nào khi xét đến các tiêu chuẩn đánh

giá như khả năng đối mặt với cạnh tranh từ hàng nhập khẩu, tham gia xuất khẩu và những

mối liên hệ với các DNĐTNN. Phần 6 tập trung vào các tác động gián tiếp của sự quốc tế

hóa, nghiên cứu xem mức độ mà các DNVVN bị ảnh hưởng bởi những cải cách kinh tế

và thể chế do quá trình quốc tế hóa tại Việt Nam mang lại. Phần 7 cung cấp một số nhận

xét kết luận. Một trong những kết luận là phần lớn các DNVVN không có liên hệ trực tiếp

với nền kinh tế thế giới, từ đó hàm ý rằng quá trình quốc tế hóa hơn nữa của thị trường

Việt Nam có lẽ sẽ tạo ra ngày càng nhiều thách thức khắc nghiệt cho các doanh nghiệp

này. Cùng lúc đó, các DNVVN đã không khai thác được các cơ hội mà quốc tế hóa mang

lại. Điều này gợi ý rằng các chính sách về DNVVN tập trung vào khả năng cạnh tranh và

khuyến khích xuất khẩu, như hỗ trợ tiếp thị, dịch vụ thông tin, phát triển kỹ năng và cũng

có thể là tín dụng thương mại, có thể mang lại những lợi ích to lớn

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
  • Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
  • Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
  • Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
  • Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
  • Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
  • Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
  • Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
  • Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
  • Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
  • Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
  • Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
  • Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
  • Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
  • Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ...

Upload: tungson_linus

📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 343
Lượt tải: 16

Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ...

Upload: pfloyd611

📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 328
Lượt tải: 16

Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ...

Upload: luongsongck

📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 386
Lượt tải: 16

Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá ...

Upload: chip_love_hh2

📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 312
Lượt tải: 17

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt ...

Upload: hoanlx

📎 Số trang: 153
👁 Lượt xem: 431
Lượt tải: 16

Lập kế hoạch khởi sự cho các doanh nghiệp ...

Upload: nguyenthebinhbtc

📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 478
Lượt tải: 16

Chiến lược phát triển kinh doanh cho các ...

Upload: thanhvu3k

📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 421
Lượt tải: 16

Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ...

Upload: athp

📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 560
Lượt tải: 16

Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Upload: meonovnn1983

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 428
Lượt tải: 16

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền ...

Upload: alexhuynh68

📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 351
Lượt tải: 16

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền ...

Upload: thanhcongvn10

📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền ...

Upload: ntruongson8910

📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 119
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và ...

Upload: ngocloiqb

📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 404
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Mức độ quốc tế hóa của nền kinh tế Việt Nam đã tăng mạnh từ khi thực hiện cải cách kinh tế vào cuối thập niên 80. Quá trình này đã tăng tốc kể từ giữa thập niên 90 với việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (từ đó dẫn đến việc ký kết pdf Đăng bởi
5 stars - 245204 reviews
Thông tin tài liệu 23 trang Đăng bởi: ngocloiqb - 19/10/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 19/10/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam