Mã tài liệu: 223746
Số trang: 54
Định dạng: doc
Dung lượng file: 205 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
[FONT="] [FONT="]Sự điều chỉnh pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở nước ta hiện nay(70 trang)
[FONT="]LỜI MỞ ĐẦU[FONT="]
[FONT="]Kể từ Đại hội Đảng VI đến nay nền kinh tế nước ta đã trải qua 15 năm đổi mới. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế nước ta, tổng sản phẩm thu nhập quốc dân ngày càng cao, nhịp độ tăng trưởng kinh tế được xếp vào loại cao nhất của thế giới. Nhưng bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng làm phát sinh những quan hệ kinh tế mới- đó chính là hiện tượng phá sản, một quy luật tất yếu của thị trường.
[FONT="]Sự ra đời của Luật phá sản doanh nghiệp ngày 30/12/1993 đã đánh dấu một bước phát triển trong hoạt động lập pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta, góp phần tích cực vào việc giải quyết các quan hệ xã hội mới phát sinh trong nền kinh tế. Thực tiễn đã xác nhận pháp luật về phá sản doanh nghiệp thực sự là công cụ hữu hiệu để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, bảo vệ người lao động, là công cụ tái tổ chức lại doanh nghiệp mắc nợ, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế và bảo vệ trật tự, kỷ cương của pháp luật, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư trong nước.
[FONT="]Tuy vậy, Luật phá sản của nước ta còn rất non trẻ, được xây dựng trên tinh thần pháp luật phá sản doanh nghiệp của một số nước phát triển và dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phá sản doanh nghiệp. Cho đến nay, Luật phá sản của nước ta đã thực thi trong vòng trên 8 năm, nhưng đã bộc lộ những quan điểm khiếm khuyết, cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với nhu cầu thực tế của đất nước.
[FONT="]Với xu thế các loại hình doanh nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển cả về số lượng và quy mô. Từ đó dẫn tới nảy sinh những quan hệ kinh tế mới mà Luật phá sản chưa kịp thời sửa đổi, dẫn đến một số đối tượng đáng lẽ ra thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật phá sản, nhưng hiện lại chưa có chế độ nào của Luật phá sản điều chỉnh những đối tượng đó.
[FONT="]Thực tiễn trong những năm qua cho thấy việc thi hành Luật phá sản đã gặp phải những khó khăn, đó là nhiều trường hợp yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải gác lại, vì chưa có đủ căn cứ theo quy định cuả Luật phá sản doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp đó đã hoàn toàn mất khả năng hoạt động, kinh phí cho việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản còn hạn hẹp; Không đủ tài liệu để kiểm toán chứng minh doanh nghiệp có lâm vào tình trạng phá sản hay không?. Khó khăn trong việc xác định tài sản còn lại của doanh nghiệp để phân chia cho các chủ nợ. Chính vì vậy trong những năm qua số lượng các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được xử lý theo Luật phá sản đã không giải quyết được hết hậu quả của nền kinh tế thị trường mang lại, xa rời thực tiễn cuộc sống.
[FONT="]Do đó việc nghiên cứu, lý giải để làm sáng tỏ về cơ sở lý luận, đặc điểm về nội dung cũng như phương hướng xây dựng hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp hiện nay ở nước ta là một đòi hỏi cấp bách cả về lý luận lẫn thực tiễn.
[FONT="]Vì vậy Em quyết định chọn đề tài: “Sự điều chỉnh pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở nước ta hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình.
[FONT="]Mục đích nghiên cứu của đề tài này là làm sáng tỏ cơ sở lý luận, nội dung pháp lý, đồng thời trên cơ sở phân tích các quan điểm hiện hành và thực tiễn áp dụng Luật phá sản doanh nghiệp ở Việt nam, tác giả đề xuất hoàn thiện các quy định của Luật phá sản doanh nghiệp nước ta hiện nay.
[FONT="]Khoá luận được trình bày trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Lê Nin về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề phá sản doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Nội dung của khoá luận được nêu và phân tích dựa trên cơ sở văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn, tài liệu hướng dẫn tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật.
[FONT="]Để luận giải những vấn đề của đề tài, khoá luận sử dụng các phương pháp: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh
[FONT="]Khoá luận được chia thành ba chương không kể lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
[FONT="]Chương I[FONT="]: Khái quát chung về phá sản doanh nghiệp và pháp luật phá sản
[FONT="]Chương II[FONT="]: Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành.
[FONT="]Chương III[FONT="] : Thực trạng giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong thời gian qua và phương hướng hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt nam.
[FONT="]Với trình độ còn nhiều hạn chế cũng như kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, hơn nữa đây cũng là một vấn đề mới ở Việt nam, cho nên khoá luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và tất cả các bạn.
[FONT="]Tôi xin chân thành cảm ơn ![FONT="]
[FONT="]
[FONT="]
[FONT="]
[FONT="]
[FONT="]
[FONT="]
[FONT="]
[FONT="]
[FONT="]
[FONT="]
[FONT="]CHƯƠNG[FONT="] I
[FONT="]KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁ SẢN VÀ[FONT="] PHÁP LUẬT PHÁ SẢN[FONT="]
[FONT="]
[FONT="]I.KHÁI NIỆM PHÁ SẢN [FONT="]
[FONT="]1.[FONT="] Khái niệm
[FONT="]Do đặc điểm tình hình kinh tế chính trị-xã hội ở mỗi nước là khác nhau, mà mỗi quốc gia có quan niệm rộng hẹp khác nhau về khái niệm phá sản. Nhưng theo một ngôn ngữ chung nhất trong Luật phá sản của nhiều nước hiện nay là tình trạng pháp nhân hay thể nhân không có khả năng nộp thuế, không thanh toán được công nợ trong thời hạn quy định. Tuy nhiên, không có khả năng thanh toán được quy định trong Luật phá sản của mỗi nước là khác nhau.Chẳng hạn :
[FONT="] Theo luật không có khả năng thanh toán (INSOL VENCYACT 1986) và luật treo giờ Giám đốc công ty ) COMPANYIRCTORSDISQUALIFICATION ACT1986)của Anh ban hành năm 1986 thì các doanh nghiệp (công ty ) có giá trị tài sản thấp hơn số nợ phải trả (hiện tại và tương lai) đều bị liệt vào loại không có khả năng thanh toán. Nhưng không có khả năng thanh toán ở Anh chưa có nghĩa là doanh nghiệp bị xếp vào loại phá sản, mà ở nước này còn giành một thời gian nhằm khôi phục hoạt động doanh nghiệp. Sau thời gian này doanh nghiệp không hồi phục được thì bị tuyên bố phá sản.
[FONT="] Theo Luật phá sản Trung Quốc ban hành năm 1986 thì trong vòng 6 tháng kể từ ngày có đơn yêu cầu phá sản mà doanh nghiệp (còn nợ) không trả đuợc nợ, thì xếp vào loại phá sản.
[FONT="] Theo Luật phá sản của Pháp ngày 25/1/1985 không định rõ sự mất khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.Tại điều 3 chỉ quy định thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản sẽ áp dụng cho các doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn bằng những tài sản sẵn có của mình .
[FONT="] Luật phá sản Singapore quy định đơn thỉnh cầu phá sản chỉ được xem xét trên cơ sở con nợ không thể trả được một hay nhiêù món nợ quá hạn không dưới 2000 ddorlla Singapore.
[FONT="]Ở Việt Nam, trong những thập niên trước đây nước ta từ một nền kinh tế tập trung bao cấp chỉ chú trọng phát triển kinh tế Nhà nước (KTNN) và kinh tế tập thể (Hợp tác xã).Được Nhà nước bao tiêu từ nguồn vào đến đầu ra theo một định mức Nhà nước giao cho. Như thế đã tạo ra cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế này mất đi tính cạnh tranh lẫn nhau.Nếu như một doanh nghiệp nào đó làm ăn thua lỗ sẽ được Nhà nước bù lỗ vì thế tất nhiên không có một doanh nghiệp nào bị tuyên bố phá sản mặc dù liên tục làm ăn thua lỗ trong một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế nước ta phát triển chậm chạp, ỳ ạch trong một thơì gian dài và chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ và vay nợ từ nước ngoài.
[FONT="]Từ khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường.Nếu như trước kia chỉ có hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể, thì nay đã xuất hiện các thành phần kinh tế khác nhau như:Kinh tế tư bản tư nhân, tư bản Nhà Nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Các thành phần kinh tế này đều được phép hoạt động bình đẳng vơí nhau và tất nhiên là cạnh tranh lẫn nhau để dành thị trường. Nếu như trong nền kinh tế bao cấp các doanh nghiệp Nhà nước không bao giờ bị phá sản vì có sự bảo trợ của Nhà nước thì trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp Nhà nước (tư nhân) phải tự tìm kiếm thị trường từ nguồn nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm mà không còn được Nhà nước bao tiêu như ngày trứơc nữa. Hiện tượng tất yếu xảy ra là doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thua lỗ thì dẫn đến phá sản- Đó là quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.
[FONT="] Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 30/12/1993 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1994 không định nghĩa doanh nghiệp phá sản mà đưa ra khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản như sau “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khân hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn “(Điều 2 Luật phá sản doanh nghiệp ).
[FONT="]Nghị định 189/CP23H2/1994 ngày 23/12/1994 của Chính phủ đã hướng dẫn chi tiết hơn : “ Doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nói tại Điều 2 của Luật phá sản doanh nghiệp nếu kinh doanh thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động theo thoả ước lao động và hợp đồng lao động trong ba tháng liên tiếp Khi xuất hiện dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nói tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.”
[FONT="]Như vậy, một doanh nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi thoả mãn các dấu hiệu sau:
[FONT="]Một là, [FONT="]doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc kinh doanh bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp. Đây là đấu hiệu xác định nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng về tài chính . Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hàng năm liền nhưng vẫn có đủ nguồn tài chính để thanh toán nợ và ngược lại thiếu nợ nhưng doanh nghiệp vẫn làm ăn phát triển, nguồn tài chính đầy đủ.Thực ra sự thua lỗ và không trả được nợ chỉ là kết quả của sự tính toán của doanh nghiệp để nhằm giảm thuế và lợi dụng vốn của chủ nợ để kinh doanh. Vì vậy, đây mới chỉ là điều kiện cần để xác định doanh nghiệp bị khủng hoảng tài chính là do hoạt động kinh doanh mang lại chứ chưa khẳng định được doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản hay chưa.
[FONT="]Hai là,[FONT="] d[FONT="]oanh nghiệp không thanh toán được các khoản nợ đến hạn. Doanh nghiệp bị coi là không thanh toán được các khoản nợ đến hạn nếu d[FONT="]oanh nghiệp không có khả năng chi trả và doanh nghiệp không đủ tài sản để chi trả.
[FONT="]Doanh nghiệp không có khả năng chi trả là doanh nghiệp không có khả năng thoả mãn những yêu cầu thanh toán chi trả cho các chủ nợ bằng những tài sản hiện có khi thời hạn thanh toán đã đến hạn.[FONT="]
[FONT="]Không đủ tài sản để chi trả có nghĩa là số nợ của doanh nghiệp nhiều hơn số tài sản hiện có của doanh nghiệp .Việc doanh nghiệp không có khả năng chi trả hoàn toàn không có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản để chi trả. Mặc dù doanh nghiệp không đủ tài sản để chi trả, nhưng doanh nghiệp rất có thể có khả năng chi trả, ví dụ bằng những khoản vay tín dụng. Do đó, để xác định doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản hay chưa cần xem xét đấu hiệu sau đây.
[FONT="]Ba là, [FONT="]đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết[FONT="] mà vần mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Đây là dấu hiệu xác định tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp là không thể khắc phục được nữa. [FONT="]
[FONT="]Tại khoản 2 điều 3 Nghị định 189CP/ngày 23/12/1994 có nêu:
[FONT="]1. Có phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
[FONT="]2. Có biện pháp xử lý hàng hoá, sản phẩm vật tư tồn kho.
[FONT="]3. Thu hồi các khoản nợ và tài sản bị chiếm dụng.
[FONT="]4. Thương lượng với các chủ nợ để hoãn nợ, mua nợ, bảo lãnh nợ, giảm, xoá nợ.
[FONT="]5. Tìm kiếm các khoản tài trợ và các khoản vay để trang trải khoản nợ đến hạn và đầu tư đổi mới công nghệ.
[FONT="]Đây là các biện pháp đặt ra nhằm ngăn chặn một số doanh nghiệp lợi dụng phá sản để cấu kết nhằm trục lợi, chiếm đoạt tài sản của các chủ nợ.
[FONT="]Chính vì việc áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết phải được thực hiện trong khoảng thời gian hai năm thua lỗ.Không thể xét dấu hiệu này sau hai năm thua lỗ.Vì đòi hỏi doanh nghiệp áp dụng biện pháp tài chính này sẽ hạn chế quyền đệ đơn xin tuyên bố phá sản tại toà của các chủ nợ và doanh nghiệp (con nợ) viện lý do chưa áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết, để trì hoãn việc trả nợ.Ngoài ra luật phải quy định rõ tất cả các biện pháp tài chính kể trên là bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp hay không?Hay các doanh nghiệp chỉ cần áp dụng một trong năm biện pháp đó.
[FONT="]2. Phân loại phá sản[FONT="]
[FONT="]Người ta có thể phân loại phá sản theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau.
[FONT="]a. Căn cứ vào tính chất của sự phá sản có phá sản trung thực và phá sản gian trá
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 730
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 209
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 232
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16