Mã tài liệu: 273323
Số trang: 10
Định dạng: zip
Dung lượng file: 57 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế từ những năm đầu của thập kỷ 80, ngành công nghiệp điện tử nước ta đã có những bước phát triển hết sức nhanh chóng. Đến nay, nước ta đã có 22 dự án FDI vào ngành công nghiệp điện tử (kể cả trong và ngoài khu công nghiệp) được cấp giấy phép (chiếm 9% tổng số dự án đã đầu tư vào nước ta trong thời gian qua) với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 615 triệu USD (chiếm 1,8% tổng vốn đầu tư). Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép trong lĩnh vực công nghiệp điện tử đều triển khai đúng tiến độ cam kết và không có dự án nào bị rút giấy phép đầu tư.
Một đặc trưng quan trọng của các dự án điện tử là các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là dùng để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu. Do đó, việc ngày càng gia tăng lượng vốn vào lĩnh vực này rất phù hợp với chủ trương của Nhà nước ta đó là chủ trương phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu.
Đối với ngành công nghiệp điện tử nước ta, nguồn FDI chủ yếu được huy động từ các nước Châu á như Nhật, Nics, các nước ASEAN (chiếm 93,76%), trong khi đó nguồn FDI từ các nước Châu Âu - Châu Mỹ chỉ chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ. Thực tế về thu hút FDI vào trong nước nói chung và vào ngành công nghiệp điện tử nói riêng, cho thấy, những nước tập trung một khối lượng công nghệ phát triển và kết hợp trình độ quản lý tốt như Mỹ, Pháp, Đức...vẫn chưa xem Việt Nam là một môi trường đầu tư hấp dẫn, nhất là đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp điện tử.
Nhìn chung, các dự án công nghiệp điện tử là có quy mô vốn trung bình và lớn. Quy mô vốn bình quân một dự án là 27.954.543 USD, như vậy, đây là ngành có vốn đầu tư rất lớn so với các ngành khác, bởi vì các dự án điện tử có hàm lượng công nghệ cao. Tuy nhiên, những dự án có quy mô vốn (dưới 5 triệu USD) cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các dự án được cấp giấy phép là 31,8% (lượng vốn chiếm 1,16%); các dự án có quy mô vốn trung bình từ 5 - 10 triệu USD chiếm tỷ lệ 22,7%; còn các dự án có quy mô lớn (các dự án có mức vốn > 10 triệu USD) chiếm tới 45,7%. Đặc biệt, đã có những dự án có mức vốn đầu tư rất lớn trên 50 triệu USD như công ty TNHH Đầu tư Hanel có mức vốn 52 triệu USD; thậm chí có những dự án có mức vốn lên tới hàng trăm triệu USD như : công ty Đèn hình OWENHANEL 178.584.000 USD, công ty sản phẩm máy hình FUJITSU Việt Nam 198.818.719 USD... Với sự tham gia của bên nước ngoài là các tập đoàn và công ty lớn trên thế giới về Điện - Điện tử như Mitsubishi, Sony, Tosiba, JVC, Philip, Samsung, LG.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 148
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 923
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 253
⬇ Lượt tải: 16