Mã tài liệu: 214886
Số trang: 14
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 706 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I. Lí do chọn đề tài
Nhật Bản từ lâu đã có mối quan hệ chặt chẽ với các nước trong
hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Kể từ thập niên 70 thế
kỉ XX, khi Nhật Bản trở thành siêu cường kinh tế thế giới và ASEAN
hiện lên là một nhóm nước được cố kết bền vững và có những tiến
triển mới về kinh tế thì quan hệ Nhật Bản - ASEAN được tăng cường
cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Đối với Nhật Bản, ASEAN luôn hiện lên là một khu vực có ý
nghĩa chiến lược quan trọng. Đây là thị trường thu nhiều lợi nhuận
kinh tế và là địa bàn phát huy vai trò chính trị của Nhật Bản.Vì thế,
trong chiến lược đối ngoại của mình, Nhật Bản đánh giá rất cao vị trí,
vai trò của ASEAN.
Đối với ASEAN, Nhật Bản là nguồn cung cấp vốn, công nghệ
hiện đại hết sức quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Xuất
phát từ nhận thức về vai trò và vị trí của nhau trong khu vực và trên
trường quốc tế, từ sự thống nhất về mục tiêu coi sự liên kết hợp tác là
yêu cầu phát triển nên việc duy trì củng cố và đẩy mạnh quan hệ Nhật
Bản - ASEAN là hết sức cần thiết.
Việt Nam là một thành viên chính thức của ASEAN, mọi diễn
biến trong quan hệ Nhật Bản - ASEAN đều tác động trực tiếp đến Việt
Nam. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này càng có ý nghĩa quan trọng nhất là
trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn vấn
đề “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN (1975 - 2000)” làm đề tài cho luận
án tiến sĩ thuộc chuyên ngành lịch sử thế giới cận đại và hiện đại.
II . Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên cơ sở những tài liệu tiếp xúc được chúng tôi tạm thời
chia chúng thành ba nhóm như sau:
1. Nhóm các công trình nghiên cứu chung Đây là nhóm công trình đa dạng nhất, điều này có thể tìm thấy ở
một số công trình sau đây: Vũ Dương Ninh “Một số vấn đề về sự phát
triển của các nước ASEAN”(1993), Nguyễn Duy Quý “Tiến tới một
ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển bền vững” (2001) ., Qua các
công trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề
2
rộng lớn từ kinh tế đến an ninh chính trị, ngoại giao, văn hóa, cả ở tầm
vĩ mô lẫn vi mô, song những vấn đề liên quan đến quan hệ Nhật Bản -
ASEAN chưa được các nhà nghiên cứu đề cập nhiều. Những vấn đề
được đề cập thì cũng chỉ dừng lại ở giác độ khái quát, những gợi ý và
phần nhiều nghiêng về khía cạnh kinh tế.
2. Nhóm công trình có tính chất chuyên khảo
Đây là những công trình nghiên cứu tương đối tập trung vào vấn
đề quan hệ Nhật Bản - ASEAN. Có thể nêu ra một số công trình tiêu
biểu như “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN tình hình và triển vọng”
(1989),“Kinh tế học chính trị Nhật Bản” (1993), “Quan hệ Nhật Bản -
ASEAN: Chính sách và tài trợ ODA”(1999), “Chính sách đối ngoại
của Nhật Bản thời kì sau chiến tranh lạnh”(2000), “Japan and
Southeast Asia” (2003) ., các công trình nêu trên, đã có những nghiên
cứu tương đối có hệ thống về quan hệ Nhật Bản - ASEAN trên nhiều
phương diện kinh tế, an ninh, chính trị, văn hóa xã hội. Đưa ra những
nhận xét tương đối xác đáng về sự tương tác qua lại giữa Nhật Bản và
các nước ASEAN trên nhiều lĩnh vực đã đề cập. Như công trình “Quan
hệ Nhật Bản - ASEAN: chính sách và tài trợ ODA”, các tác giả đã
trình bày một cách chi tiết chính sách và dòng chảy ODA của Nhật
Bản tới các nước ASEAN qua từng giai đoạn lịch sử, phân tích những
tác động của nó đối với các nước ASEAN và Nhật Bản; hay công trình
“Kinh tế học chính trị Nhật Bản” có một phần đề cập đến quan hệ
Nhật Bản với các nước ASEAN trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa, và sự gia tăng vai trò của Nhật Bản đối với khu vực .Tuy
nhiên, vấn đề quan hệ Nhật Bản với các nước ASEAN nhất là giai
đoạn sau năm 1975 thì các công trình đề cập vẫn còn sơ lược, chưa
làm rõ mối quan hệ vốn rất phong phú và đang diễn ra sôi động giữa
Nhật Bản với ASEAN.
Mặc dù còn có những hạn chế song từ quan điểm tiếp cận riêng
của mình, tác giả vẫn xem các công trình trình nêu trên là những tư
liệu tham khảo hết sức quý báu và bổ ích cho việc thực hiện luận án.
3. Nhóm các bài nghiên cứu
Bao gồm những bài nghiên cứu được công bố trong các hội thảo
khoa học và đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu Lịch
sử; Nghiên cứu Đông Nam Á; Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á;
Nghiên cứu Quan hệ quốc tế; Tạp chí Kinh tế thế giới . Ưu điểm nổi
bật nhất của các công trình này là tập trung nghiên cứu vào nội dung
3
cụ thể của quan hệ Nhật Bản với ASEAN, lại cập nhật được những
thông tin, phản ánh kịp thời những chuyển biến mới nhất trong mối
quan hệ Nhật Bản - ASEAN.
Tóm lại, vấn đề “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN (1975 – 2000)”
đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập ở dưới
nhiều góc độ khác nhau. Cho đến nay, vấn đề này đã thu được những
thành quả đáng kể trên các lĩnh vực lịch sử, kinh tế, ngoại giao, an
ninh chính trị, văn hoá xã hội. Tuy nhiên, vẫn thiếu vắng một công
trình nghiên cứu có tính tổng hợp về vấn đề được đặt ra. Từ tình hình
trên cho thấy việc nghiên cứu “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN (1975 -
2000)” là rất quan trọng vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực
tiễn nhất là đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem