Mã tài liệu: 276804
Số trang: 24
Định dạng: zip
Dung lượng file: 140 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng sâu sắc và rộng lớn là xu hướng mở rộng các quan hệ kinh tế tài chính đa phương, nhiều chiều giữa các quốc gia và làm tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc được. Các quan hệ này đã làm cho hệ thống tỷ giá hối đoái thay đổi một cách sôi động.
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế gắn chặt với những biến động kinh tế của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ và mỗi giai đoạn phát triển. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế quốc gia. Nó vừa là nguyên nhân đồng thời là kết quả của nhiều nhân tố khác nhau trong nền kinh tế. Sự hoạt động có hiệu quả của các biện pháp, chính sách kinh tế sẽ có tác dụng điều hoà và làm lành mạnh tỷ giá hối đoái. Ngược lại tỷ giá hối đoái lại kích thích và hoàn thiện các biện pháp, các chính sách giúp cho guồng máy kinh tế hoạt động một cách có hiệu quả và đạt được tốc độ phát triển mong muốn.
Mọi biến động trên các thị trường tài chính quốc tế luôn luôn được các quốc gia theo dõi một cách sát sao nhằm tránh những tác động tiêu cực của những thay đổi trên thị trường tài chính thông qua hệ thống tỷ giá. Song không phải quốc gia nào cũng đạt được hiệu quả mong muốn bởi tỷ giá là vấn đề hết sức phức tạp, nó có quan hệ với các yếu tố bên ngoài quốc gia và sự tương tác của các quá trình, các chính sách kinh tế tài chính tiền tệ của mỗi nước.
Nhận thức một cách đúng đắn và chính xác để từ đó xác định và đưa vào vận hành trong thực tế một tỷ giá hối đoái phù hợp nhằm biến nó như một công cụ quản lý nền kinh tế một cách tích cực là yêu cầu của các quốc gia.
Vì vậy bài viết này chỉ tập trung vào phân tích quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với cán cân thương mại và một số giải pháp xây dựng tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý ở Việt Nam.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài viết có cấu trúc gồm 3 phần:
Phần I: Nhận thức chung về tỷ giá hối đoái.
Phần II: Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở Việt Nam
Phần III: Xây dựng tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý ở Việt Nam.
Bài viết được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy Đặng Ngọc Đức – Giảng viên khoa ngân hàng – Tài chính. Tuy nhiên do khả năng và trình độ của người viết còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Vậy em mong thầy thông cảm và góp ý để bài viết sau được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16