Mã tài liệu: 297755
Số trang: 38
Định dạng: zip
Dung lượng file: 181 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞĐẦU
Con người là chủ thểđích thực tạo ra lịch sử là trung tâm của mọi sự phát triển xã hội. Chính bởi vậy, vấn đề con người luôn làđề tài được rất nhiều bộ môn khoa học khác nhau nghiên cứu và là chủđề trung tâm của lịch sử triết học từ cổđại đến hiện đại.
Ngay từ khi mới bước vào nghiên cứu lĩnh vực triết học, Mác đãý thức được rằng: Triết học phải phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị thực tiễn nhằm giải phóng nhân loại. Vì vậy mục tiêu cao cả nhất mà Mác đặt ra cho triết học của mình là giải phóng những người lao động bịáp bức trên toàn thế giới. Triết học Mác - Lê Nin nhằm giải quyết những nội dung liên quan đến con người như bản chất con người là gì? vị trí vai trò của con người đối với thế giới như thế nào? Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong đời sống con người... Tất cả những vấn đề trên về thực chất là học thuyết giải phóng con người, hướng tới mục đích vì con người - chủ thể của lịch sử, xã hội, thể hiện bản chất cách mạng và khoa học triết học Mác - Lê Nin.
Con người sống, hoạt động không phải chỉ theo những bản năng di truyền có sẵn như các động vật thông thường mà chủ yếu theo sự phát triển của văn hoá, của tiến bộ lịch sử xã hội. Bởi vậy, trong đời sống hiện thực con người chuyển hoá sức mạnh tự nhiên thành sức mạnh của chính mình (tạo lập lực lượng sản xuất) và tạo ra các quan hệ giữa người với người trong hoạt động sống (quan hệ kinh tế, chính trị, tinh thần.....) tất cả những quan hệđó không chỉ là phương thức hoạt động "bên ngoài" mà còn được phản ánh thành chất liệu nội dung của thế giới nội tâm của mỗi con người và chi phôí thế giới đó.
Chính vì thế ngày nay, trong thời kỳ quáđộ lên CNXH để phát triển đất nước đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vấn đề quan trọng là phải thực hiện phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, đồng thời phải có cái nhìn tổng thể mang tầm chiến lược về vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước. Bởi vì con người là một trong những động lực quan trọng nhất trong quá trình xây dựng CNXH.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước đòi hỏi nhiều nhân tố quan trọng như vốn, khoa học công nghệ, thông tin, tổ chức, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất... song yếu tố quan trọng và quyết định nhất là con người. Trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ hai (khoá VIII) Tổng Bí thưĐỗ Mười đã nêu rõ: "Để thực hiện mục tiêu chiến lược màĐại hội VIII đãđề ra, cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp."
Do đó, nếu không nghiên cứu một cách có hệ thống vàđúng đắn về vấn đề con người thì chúng ta không thể cóđược những chính sách đúng đắn để phát triển con người. Ngược lại, nếu chúng ta nghiên cứu một cách toàn diện và khoa học về con người mới cóđịnh hướng đúng, mới có thể xây dựng được con người mới " Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng vềđạo đức" như Nghị quyết IV của Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã khẳng định.
Công việc nghiên cứu, bồi dưỡng, đào tạo sử dụng đúng đắn nhân tố con người lại càng bức xúc khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, khoá VII Đảng ta khẳng định: "Tư tưởng chỉđạo xuyên suốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực văn hoá, xã hội là chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, với tư cách vừa làđộng lực, vừa là mục tiêu của cách mạng".
Với những yêu cầu bức thiết đó trong bài tiểu luận này em xin trình bày một số lý luận triết học vềđề tài: "Phân tích vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin trong thời kỳ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước" nhằm phần nào làm rõ những vấn đề liên quan đến nhân tố con người.
Đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận, nên sẽ có nhiều thiếu sót, chưa đầy đủ, mong thầy giúp đỡ chỉ bảo để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!
KẾTLUẬN
Trải suốt mấy nghìn năm hình thành và phát triển của lịch sử triết học, vấn đề con người luôn được các nhà triết học đặt ra và xem nó là vấn đề trung tâm mà triết học cần nghiên cứu. Trong quá trình đó triết học luôn luôn phải giải đáp các câu hỏi: Bản chất con người là gì? Nguồn gốc con người do đâu? chính từ các cách giải đáp khác nhau về vấn đề này mà làm nảy sinh nhiều trường phái triết học đối lập nhau, đấu tranh gay gắt với nhau, mang tính chất duy tâm, bảo thủ hay duy vật, tiến bộ bộc lộ rõ ràng. Qua tìm hiểu chúng ta thấy rằng, dưới dạng tổng quát, khái niệm “nguồn gốc” được hiểu là toàn bộ các yếu tố cả về vật chất lẫn tinh thần đã, đang và sẽ có khả năng tạo ra sức mạnh cho sự phát triển và trong những điều kiện thích hợp sẽ thúc đẩy quá trình cải biến xã hội của một quốc gia, dân tộc. Nghĩa là, khái niệm nguồn lực có phạm vi bao quát rộng nó hàm chứa không chỉ những yếu tốđã vàđang tạo ra sức mạnh trên thực tế, mà cả những yếu tố mới ở dạng sức mạnh tiềm năng; nó không chỉ nói lên sức mạnh mà còn chỉ ra nơi bắt đầu, nơi phát sinh hoặc nơi có thể cung cấp sức mạnh; nó phản ánh không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng các yếu tố, đồng thời nói lên sự biến đổi không ngừng của các yếu tố.
Trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm về vấn đề con người trong triết học là sợi chỉ xuyên suốt trong lịch sử triết học và trở thành động lực bên trong của sự phát triển tư tưởng triết học. Chủ nghĩa duy tâm xem bản chất con người là do linh hồn bất tử hay ý niệm tuyệt đối tạo nên, do Thượng đế hay lực lượng siêu nhiên nào đó ban cho và không bị thay đổi trong cuộc sống. Còn chủ nghĩa duy vật đã xem con người như một vũ trụ thu nhỏ, xem con người như như một sản phảm cao nhất do tự nhiên ban tặng. Họ luôn phủ nhận sự tồn tại của linh hồn bất tử, linh hồn vũ trụ; phủ nhận sự tồn tại của thế giới bên kia và khẳng định sức mạnh của con người trong hoạt động thực tiễn.
Mặc dù cũng có rất nhiều quan điểm tích cực, tiến bộ tồn tại đan xen với quan niệm duy tâm thần bí nhưng các quan niệm về con người trước Mác đều thể hiện tính chất siêu hình máy móc. Thể hiện ở chỗ khi họ coi bản chất con người như một cái gì trừu tượng, bất biến, không có sự liên hệ, dàng buộc nào với thế giới hiện thực mà con người đang tồn tại trong đó. Mặc dù có những đóng góp tích cực nhất định trong công việc xác định bản chất, nguồn gốc con người, song các quan niệm, tư tưởng của các trường phái triết học tư sản hiện đại cũng không thể giải quyết được những đòi hỏi mà triết học đặt ra là giải quyết vấn đề bản chất con người là gì?
Tiếp thu những chọn lọc tinh hoa tư tưởng của nhân loại, triết học Mác ra đời với những quan điểm hết sức khoa học về con người. Triết học Mác xuất phát từ con người và trở về với con người vì mục đích cao nhất của triết học Mác là xem xét con người để khắc phục sự tha hoá con người, đồng thời tìm ra biện pháp để giải phóng và phát triển con người. Với mục đích cao cảnhư vậy, với thế giới quan khoa học biện chứng nên ngay từ khi xuất hiện, nóđã trở thành cơ sở lý luận, kim chỉ nam cho hành động, làánh sáng chỉđường định hướng tin cậy đểđi tới giải quyết đúng đắn, triệt để vấn đề con người.
Ngày nay đất nước ta đang trong thời kỳ quáđộđi lên CNXH, Đảng, Nhà nước ta xác định, muốn thực hiện thành công cách mạng XHCN thì trước hết phải có những xã hội chủ nghĩa. Muốn xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa trước bối cảnh đầy biến động của nền kinh tế thị trường thì chúng ta phải luôn quán triệt tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận cho hành động, có như vậy chúng ta mới có thể cóđược định hướng đúng đắn có thể xây dựng được con người vừa “hồng” vừa “chuyên” như mong mỏi của Bác Hồ.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trên cơ sở tiếp thu có sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Nhà nước ta đãđưa ra các chính sách xã hội nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống sinh hoạt của nhân dân; tạo điều kiện tốt nhất để chăm sóc cho nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Chúng ta luôn coi trọng vàđào tạo mọi điều kiện để con người có thể phát triển toàn diện. Nóđược cụ thể hoá bằng chính sách coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng, Nhà nước ta.
Như vậy, đối với nước ta hiện nay, để thực hiện thành công đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá “rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt” đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực phát huy những lợi thế vốn có của đất nước, tận dụng tối đa mọi cơ hội, khả năng có thểđể nhanh chóng đạt trình độ công nghệ tiên tiến; tranh thủứng dụng ngày càng nhiều hơn ở mức độ cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, “từng bước phát triển kinh tế tri thức”. Cùng với đó,chúng ta phải ra sức phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam, lấy phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ làm nền táng vàđộng lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong đó, con người là trung tâm của mọi sự phát triển.
Trên đây, em đã nêu ra một số quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáở nước ta.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này!
TÀILIỆUTHAMKHẢO
-Triết học Mác-Lê nin-Nhà xuất bản chính trị quốc gia
-Địa lý kinh tế Việt Nam
-Kinh tế chính trị
-Tạp trí những vấn đề kinh tế thế giới, số 1/1999
-Tạp chí cộng sản, số 21,15
-Triết học số 3(115)
MỤCLỤC
Lời mởđầu: 2
Nội dung: 5
I.Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người: 5
1. Các quan điểm trước Mác: 5
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về bản chất con người 7
II. Con người trong lịch sử phát triển của nhân loại 12
1. Con người trong xã hội Cộng sản nguyên thuỷ 12
2. Con người Việt Nam hiện đại (Thời kì xã hội chủ nghĩa Việt Nam) 13
III. Vận dung quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin về con người vào vấn đề xây dựng con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáở nước ta 17
1. Hoàn cảnh khách quan: 18
2. Via trò của chủ nghĩa Mác- Lênin trong xã hội ta hiện nay: 20
IV. Nguồn lực côn người trong công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước: 22
1. Nguồn lực con người: 22
2. Tầm quan trọng của nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước 23
3. Lý luận của Mác về con người, yếu tố quan trọng nhất về lực lượng sản xuất 30
V. Tính tất yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại ngày nay 31
1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì? 31
2. Vị trí, mục tiêu, định hướng, vai trò và cơ sở thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta 32
VI. Xu thế và thực trạng nguồn nhân lực con người trong công nghiệp hoá, hiện đại hoáở nước ta hiện nay và những thành quảđạt được 37
VII. Vấn đề con người phương hướng và giải pháp 41
Kết luận 45
Danh mục tài liệu tham khảo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 16