Mã tài liệu: 236379
Số trang: 65
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,173 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam những tháng đầu tiên sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được đánh giá là tiếp tục phát triển tốt. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2007 đạt 7,7%, là mức cao nhất kể từ năm 2001 đến nay, và dự báo tăng trưởng cả năm 2007 sẽ vượt mức kế hoạch 8,5%. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động đầu tiên đến một số lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Riêng việc nghiên cứu tình hình xuất khẩu của những tháng đầu năm 2007 cũng có thể hé mở một số dấu hiệu cho thấy tác động của việc thực hiện những cam kết gia nhập WTO. Tuy những tác động này chưa thực sự rõ rệt nhưng cũng tiềm ẩn cho thấy một số xu hướng mới rất đáng quan tâm. Một loạt vấn đề cần được đặt ra để tìm những câu trả lời thoả đáng nhất. Chẳng hạn như, làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở chính thị trường trong nước và bảo vệ sản xuất trong nước trong điều kiện hàng rào thuế quan đã, đang và sẽ còn tiếp tục được cắt giảm? Làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa đề bù đắp vào khoản thị trường trong nước bị buộc phải nhường chỗ cho hàng xuất khẩu? Làm thế nào để giảm nhập khẩu để từng bước giảm nhập siêu và tiến tới xuất siêu vào cuối thập kỷ này như chiến lược xuất nhập khẩu đã đề ra? . Để có câu trả lời thoả đáng nhất, điều mà chúng ta cần làm trước hết là tìm hiểu những vấn đề về xuất khẩu của Việt Nam.
KẾT LUẬN
Qua tất cả những vấn đề được trình bày liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam như trên chúng ta có thể tin rằng trong những tháng tới triển vọng tăng xuất khẩu là rất khả quan do nhiều mặt hàng có lượng xuất khẩu tăng, và đặc biệt là tăng về giá như cà phê, gạo, cao su, hạt tiêu, thuỷ sản, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, dây điện và cáp điện . Tuy nhiên, cũng còn không ít khó khăn có thể gây ảnh hưởng đến xuất khẩu của chúng ta. Để bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch xuất khẩu năm 2007, trong những tháng còn lại của năm, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp chính gồm: tiếp tục đa dạng hóa mặt hàng thúc đẩy xuất khẩu tăng về lượng, chú trọng phát hiện các mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao và tiềm năng tăng trưởng lớn để tập trung đầu tư. Động viên mọi thành phần kinh tế làm hàng xuất khẩu thông qua: hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo các nhóm chính sách, đầu tư cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu như bến cảng, kho tàng . đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 17