Mã tài liệu: 222847
Số trang: 17
Định dạng: doc
Dung lượng file: 109 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
20 trang
Í xác định thị trường kinh doanh.
Hai vấn đề quan trọng đối với các nhà kinh doanh khi lựa chọn thị trường đó là: Thứ nhất, họ muốn giữ cho chi chí nghiên cứu càng thấp càng tốt. Thứ hai, họ muốn phân tích kỹ thị trường tiềm năng để lựa chọn các cơ hội kinh doanh. Để đạt được đồng thời cả hai mục tiêu trên, các nhà giám đốc phải sử dụng phương pháp lựa chọn thị trường thích hợp. Chúng ta có thể chia quá trình này thành 3 bước: 1. Xác định cơ hội kinh doanh (thị trường, luật pháp, và nguồn lực, )
2. Phân tích môi trường kinh doanh quốc gia (luật pháp, kinh tế, chính trị, văn hoá, )
1. Đánh giá và lựa chọn thị trường và địa điểm kinh doanh
Bước 1: Xác định cơ hội kinh doanh Sơ đồ 91.
* Sự phù hợp của môi trường, những hạn chế tuyệt đối
* Tiếp cận các nguồn nguyên liệu, lao động, tài trợ Quá trình lựa chọn thị trường và địa điểm tiềm năng.
Bước 2: Phân tích môi trường kinh doanh quốc gia
* Ngôn ngữ, thái độ, niềm tin, truyền thống, đạo đức làm
* Quy địng của chính phủ, bộ phận hành chíng, sự ổng định chính trị
* Các chính sách tài khoa và tiền tệ, các vấn đề tiền tệ
* Chi phí vận chuyển hàng hoá, hình ảnh quốc gia
Bước 3: Đánh giá và lựa chọn thị trường
* Doanh thu hiện tại, có giãn thu nhập, chỉ số thị trường tiềm năng * Chất lượng nguồn lao động, nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng
* Các chuyến đi thực địa
* Phân tích cạnh tranh
Nhìn vào sơ đồ 91. ta thấy rằng quá trình lựa chọn thị trường để kinh doanh đòi hỏi tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc. Vì vậy, các nhà kinh doanh không thể nghiên cứu dàn trải, ngược lại nên tập trung vào một số thị trường trọng điểm, có nhiều hứa hẹn thông qua việc phân tích một số chỉ tiêu chính của thị trường đó. I. Xác định cơ hội kinh doanh.
Các công ty tham gia vào thị trường quốc tế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó là nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu, hoặc là tiếp cận các nguồn lực mới.
1. Xác định nhu cầu cơ bản:
Đầu tiên trong việc tìm kiếm thị trường tiềm năng là xem quốc gia đó có nhu cầu về hàng hoá đó không. Như ở một số quốc gia cấm kinh doanh một số hàng hoá nhất định. Điểm quan trọng trong việc xác định cơ hội kinh doanh là nghiên cứu môi trường kinh doanh của quốc gia đó Ví dụ, các nước theo đạo hồi cấm nhập khẩu các sản phẩm rượu, và phạt rất năng khi buôn lậu.
Xác định sự sẵn có của các nguồn lực Công ty nước ngoài cần phải xem xét khả năng huy động các nguồn lực cho dự án, bao gồm nguồn nguyên vật liệu, nguồn lao động, và nguồn vốn. Các nguồn lực có thể sẵn có tại quốc gia đó, hoặc phải được nhập khẩu từ một quốc gia khác. (Phải chịu thuế quan, hạn ngạch, hoặc các cản trở khác của chính phủ, . làm cho chi phí tăng lên)
Nguồn lao động rất cần thiết cho kinh doanh ở bất kỳ quốc gia nào. Rất nhiều các công ty muốn thực hiện kinh doanh ở những quốc gia có chi phí tiền công thấp hơn ở trong nước. Điều này phù hợp với những sản phẩm sử dụng nhiều lao động, hoặc chi phí nhân công chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí.
Nếu công ty dự định huy động vốn từ bên ngoài cần xem xét khả năng cung ứng vốn ở nước đó. Nếu tỷ lệ lãi suất ở nước ngoài quá cao, công ty phải huy động tài chính ở trong nước hoặc ở một thị trường khác có chi phí thấp hơn. Nói cách khác, tiếp cận các nguồn tài chính với chi phí thấp sẽ tạo cho công ty một sức mạnh khi mở rộng các hoạt động kinh doanh quốc tế.
Nếu thị trường nào không đáp ứng được các yêu cầu của công ty các nhu cầu cơ bản trên thì cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Xem xét bên cạnh những bất lợi đó, thì thị trường này ccó những điểm gì hấp dẫn hơn các thị trường khác. Ví dụ, như là các ưu đãi của Chính phủ hoặc vì một lý do nào đó.
2. Phân tích môi trường kinh doanh quốc gia
Trong các chương 2, chương 3 và chương 4, chúng ta đã đề cập đến môi trường kinh doanh quốc gia và các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc gia. Nếu môi trường kinh doanh giữa các quốc gia như nhau, việc lựa chọn thị trường nào để kinh doanh quá dễ dàng đối với các nhà kinh doanh quốc tế. Thực tế la môi trường king doanh ở các quốc gia không giống nhau. Điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh phải so sánh và lựa chọn thị trường thích hợp nhất.
21. Các yếu tố văn hoá
Văn hoá ảnh hưởng đến việc điều chỉnh và thay đổi sản phẩm. Thông thường, các các quốc gia trong cùng khu vực là những nước có nền văn hoá tương đồng nhau. Do yếu tố tương đồng này mà một số sản phẩm có thể bán ở một vài thị trường mà không cần thay đổi. Số sản phẩm này thường là máy móc công nghiệp như là thiết bị đóng gói, các sản phẩm tiêu dùng bao gồm kem đắnh răng và nước giải khát. Trong khi đó, một số sản phẩm khác lại phải thay đổi cho phù hợp với thị hiếu của từng thị trường như đồ ăn uống, một vài loại sách, báo và tạp chí. Văn hoá còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn chủng loại và cách thức phân phối sản phẩm. Các nhà kinh doanh phải xác định xem yếu tố văn hoá ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ, xem xét kinh nghiệm của Coca-Cola ở Trung quốc nơi mà rất nhiều người sử dụng y học cổ truyền để trị bệnh cúm và triệu chứng cảm lạnh. Nhưng có một điều là hương vị loại thuốc này không được tất cả mọi người thích thú như Coke. Bởi vì chính sách marketing của Coca-Ccola là sử dụng hương vị đồng nhất trên toàn cầu, công ty đẫ phải vượt qua mọi trở ngại để tìm ra một hương vị Coke cho tất cả mọi người dân Trung quốc. Nó thực hiện bằng cách tạo ra một chiến lược quảng cáo hỗ trợ mua Coke với một số kinh nghiệm của người Mỹ. Mới đầu, đây có vẻ là thị trường không hấp dẫn nhưng với chính sách quảng cáo hỗ trợ thích hợp, công ty đã rất thành công ở thị trường này. Văn hoá có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm kinh doanh. Khi một sản phẩm phải thay đổi vì lý do văn hoá, công ty phải lựa chọn dự án đáp ứng thị trường mục tiêu, thay vì việc đáp ứng tất cả các loại nhu cầu vì hiệu quả kinh tế theo quy mô. Ví dụ, mặc dù hãng NOKIA sản xuất điện thoại trên toàn thế giới, nhưng nó đảm bảo rằng bất kỳ nhà máy nào cũng có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu khác nhau về điện thoại di động trên các thị trường khác nhau trong vòng 24 giờ. Chất lượng lao động có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn địa điểm cụ thể. Nếu lao động ở nước ngoài có một ý thức cao thì năng suất lao động cũng rất cao. Các nhà kinh doanh phải cân nhắc xem nguồn lao động ảnh hưởng thế nào đến sản xuất, sản phẩm, R&D, marketing, . Trong một số trường hợp, công ty phải tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề thêm cho nguồn lao động địa phương. Nếu lao động địa phương không có khả năng đáp ứng các nguồn lao động có chất lượng cao thì các nhà kinh doanh cần phải cân nhắc thêm trước khi đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm vì khi đó phải sử dụng lao động chính quốc làm cho giá thành SF tăng cao (Trường hợp của công ty P&G). 22 Các yếu tố chính trị và luật pháp
Các yếu tố chính trị và luật pháp cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thị trường và địa điểm. Những yếu tố quan trọng bao gồm (1) các quy định của Chính phủ, (2) hệ thống hành chính, và (3) sự ổn định chính trị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem