Mã tài liệu: 297930
Số trang: 42
Định dạng: zip
Dung lượng file: 155 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Hoà nhịp cùng hơi thở thời đại với xu thế hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ về mọi mặt. Đặc biệt sự kiện Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 7/11/2006 là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển về mọi mặt nói chung và trong nền kinh tế nói riêng. Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã đem lại những cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng tạo ra những thách thức to lớn, sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và khốcliệt trong việc giữ vững thị phần và phát triển thương hiệu.
Ngày nay, với sự phát tiển không ngừng của khoa học kĩ thuật, đời sống của người dân ngày càng nâng cao. Do đó nhu cầu về các hàng hoá, dịch vụ có chất lượng, uy tín ngày càng cao. Trước thực tế, các doanh ngiệp muốn chiến thắng trong cạnh tranh phải tạo được niềm tin, uy tín với khách hàng, phải tạo được nhiều hơn giá trị trong sản phẩm của mình. Thương hiệu chính là một phương thức giúp doanh nghiệp làm được điều này,thương hiệu tạo ra lợi thế cạnh tranh, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Vì vậy việc xây dựng một thương hiệu, thương hiệu mạnh là một đòi hỏi cấp thiết với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Để xây dựng được một thương hiệu doanh nghiệp cần phải có thời gian và công sức, nhưng điều đó hiện nay có thể được khắc phục thông qua hình thức nhượng quyền kinh doanh – một phương thức rất hiệu quả đã được áp dụng trên thế giới và bước đầu thành công ở một số doanh nghiệp Việt Nam. Nhượng quyền kinh doanh tạo lợi thế cho các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh trong việc giữ vững thị phần và phát triển thương hiệu, đồng thời tạo thương hiệu cho các doanh nghiệp nhận quyền kinh doanh.
Với ý nghĩa đó, em đã nghiên cứu và chọn đề tài “ Nhượng quyền kinh doanh trong việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần ở Việt Nam” cho đề án môn học của mình với mục đích:
+ Đi sâu làm rõ lý lụân về nhượng quyền kinh doanh
+ Một số đánh giá nhận xét thực trạng nhượng quyền kinh doanh với việc phát triển thương hiệu và bảo vệ thị phần tại Việt Nam qua một số ví dụ điển hình về các công ty đã nhượng quyền thành công.
+ Một số giải pháp ban đầu.
Đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về phương thức nhượng quyền kinh doanh
Phần 2: Thực trạng hoạt động nhượng quyền kinh doanh với việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần tại Việt Nam
Phần 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong việc phát triên thương hiệu và giữ vững thị phần ở Việt Nam
LỜI KẾT LUẬN
Để thành công trong kinh doanh, không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đạt được một cách dễ dàng, điều này càng trở nên khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp khởi sự kinh doanh. Nhận thức được điều này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghĩ tới cách là mới và tương đối hiệu quả, rút ngắn thời gian đó chính là tiến hành hoạt động franchise.
Qua một thời gian nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở Việt Nam với hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần, em đã hoàn thiện Đề án môn học cuả mình. Qua đề án trước hết em mong muốn có thể học hỏi nâng cao, mở rông kiến thức về nhượng quyền kinh doanh, đồng thời em hy vọng qua đề án của mình góp một phần nhỏ bé trong việc làm rõ lý luận cũng như một số đánh giá về thực trạng nhượng quyền , một số giải pháp bước đầu.
Với giới hạn về năng lực trình độ và thời gian, Đề án của em còn nhiều hạn chế, rất mong nhạn được sự góp ý giúp đỡ của cô thầy và các bạn. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo ThS. Ngô Việt Nga đã hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu hoàn thành đề án này.
Chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2007
Sinh viên
Lê Thị Thanh Xuân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị kinh doanh Tổng hợp
NXB Lao động xã hội
2. Tạp chí Hàng hoá Thương Hiệu
3. Franchise – Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh
TS. Lý Quý Trung – NXB Trẻ 2005
4. Báo điện tử: Diễn Đàn Doanh Nghiệp
5. Giáo trình Quản trị Marketing
NXB Thống Kê Năm 2003
6. Giáo trình Quản Trị Kênh phân phối
TS.Trử Đình Chiến – NXB Thống kê - Năm 2004
7. Giáo trình Văn hoá doanh nghiệp
8. Các trang Web:
httb://www.dantri.com.vn
httb://www.canthotrade.com
httb://www.franchising.com
httb://www.trungnguyen.com.vn
httb://www.tuoitre.com.vn
httb://www.LAODONG.COM.VN
httb://www.lantabrand.com
Cùng một số sách báo tạp chí khác
MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH 1
1. Nhượng quyền kinh doanh 1
1.1 Khái niệm và vai trò của nhượng quyền kinh doanh 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Vai trò của nhượng quyền kinh doanh 2
1.1.2.1 Đối với bên nhượng quyền kinh doanh (chủ thương hiệu) 2
1.1.2.2 Đối với bên được nhượng quyền (bên mua thương hiệu) 4
1.2 Các hình thức nhượng quyền kinh doanh 5
1.2.1 Đại lý nhượng quyền độc quyền 5
1.2.2 Nhượng quyền phát triển khu vực 6
1.2.3 Bán thương hiệu cho từng cá nhân riêng lẻ 6
1.2.4 Bán thương hiệu thông qua công ty liên doanh 6
1.3 Lựa chọn đối tác mua tiềm năng 7
1.4 Hợp đồng và phí nhượng quyền kinh doanh 8
1.4.1 Hợp đồng Franchise 8
1.4.2 Phí nhượng quyền kinh doanh 9
2. Phát triển thương hiệu 11
2.1 Khái niệm thương hiệu sản phẩm và phát triển thương hiệu 11
2.2 Vai trò của thương hiệu 12
2.2.1 Đối với doanh nghiệp 12
2.2.2 Đối với người tiêu dùng 14
2.2.3 Xu thế hội nhập 15
3. Nhượng quyền kinh doanh với việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần 16
3.1 Nhượng quyền kinh doanh với việc phát triển thương hiệu 16
3.1.1 Nhượng quyền kinh doanh và mở rộng thương hiệu 16
3.1.2 Nhượng quyền kinh doanh và việc bảo vệ thương hiệu 18
3.2 Nhượng quyền kinh doanh với việc giữ vững thị phần 19
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VÀ GIỮ VỮNG THỊ PHẦN Ở VIỆT NAM 21
1. Quá trình hình thành và phát triển của phương thức nhượng quyền kinh doanh 21
2. Thực trạng hoạt động nhượng quyền kinh doanh với việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần 22
3. Đánh giá chung về hoạt động nhượng quyền kinh doanh với việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần 24
3.1 Những thành tựu đã đạt được 24
3.1.1 Mở rộng mạng lưới kênh phân phối 24
3.1.2 Mở rộng thương hiệu 26
3.2 Những nhược điểm và nguyên nhân của chúng 26
3.2.1 Những nhược điểm 26
3.2.1.1 Sự thiếu đồng bộ trong các mô hình nhượng quyền 26
3.2.1.2 Những vi phạm trong hợp đồng Franchise 27
3.2.1.3 Những rủi ro khi tiến hành nhượng quyền 27
3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 29
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VÀ GIỮ VỮNG THỊ PHẦN Ở VIỆT NAM 32
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhượng quyền kinh doanh 32
2. Nâng cao nhận thức về vai trò của các bên tham gia chuyển nhượng 32
3. Chú trọng công tác đăng kí và bảo hộ nhãn hiệu, hợp đồng chuyển nhượng 33
4. Nâng cao năng lực quản lý 33
LỜI KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 119
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16