Mã tài liệu: 209886
Số trang: 25
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 292 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời nói đầu
Sau 10 năm thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN; các thành phần kinh tế được bình đẳng và tự do cạnh tranh với nhau trong khuôn khổ pháp luật.
Cơ chế kinh tế mới đã có những tác động tích cực. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã tăng nhanh cả số lượng lẫn chất lượng. Song do nền kinh tế nước ta còn khó khăn, khả năng tích luỹ từ nội bộ còn thấp, trừ một số doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là có qui mô lớn, còn lại các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ chiếm tỉ lệ trên 95% trong hệ thống các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt nam. Do qui mô nhỏ và các khó khăn của nền kinh tế cho nên các doanh nghiệp ở nước ta thường xuyên bị thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là năm 1996, hầu hết các doanh nghiệp nước ta đều bị thiếu vốn trầm trọng trong khi đó đã xảy ra một nghịch lí là vốn ứ đọng ở các Ngân hàng thương mại tới hàng ngàn tỉ đồng. Rõ ràng doanh nghiệp thiếu vốn không phải do Ngân hàng thiếu vốn mà là do doanh nghiệp chưa có các giải pháp khai thác các nguồn và huy động vốn một cách hợp lí. Thiếu vốn sản xuất kinh doanh đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, sự thiệt hại và kìm hãm càng trở nên sâu sắc hơn khi toàn bộ các doanh nghiệp Nhà nước bị thiếu vốn vì rằng doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nó nắm giữ các ngành then chốt và phần lớn các nguồn lực của xã hội. Do đó, việc tìm ra các giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng đã trở nên cấp thiết !
Với mục đích vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề vốn cho doanh nghiệp Nhà nước, em chọn đề tài
"Những hoạt động huy động vốn và các giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay".
Đề án được chia thành ba phần:
Phần I: Những vấn đề lí luận cơ sở về hoạt động huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng việc huy động vốn ở các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay.
Phần III: Những giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16