Mã tài liệu: 288472
Số trang: 64
Định dạng: zip
Dung lượng file: 702 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I. lý do chọn đề tài
Giáo dục là thước đo của sự phát triển, sự tiến bộ và văn minh của mỗi xã hội, mỗi quốc gia. Xã hội càng văn minh, càng phát triển trên cơ sở của sức sản xuất thì lượng tri thức con người tiếp thu càng phong phú, do vậy, đòi hỏi mỗi cá nhân trong xã hội phải không ngừng đẩy mạnh công tác giáo dục để bảo tồn, giữ gìn và lưu truyền những giá trị vật chất và tinh thần ấy. Như ta đã biết, giáo dục trong xã hội nào cũng phải liên hệ mật thiết với đời sống và phải đào tạo ra những con người đáp ứng được nhu cầu của xã hội đó. Do vậy, nội dung của mỗi nền giáo dục là biểu hiện cơ bản của đời sống hiện thực, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong xã hội ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp nhận một lượng tri thức phong phú về mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống từ nhiều nguồn khác nhau. Chính điều này đã kích thích nhu cầu tự khám phá của trẻ trước các hiện tượng tự nhiên và xã hội đang hàng ngày diễn ra xung quanh các em. Từ đó, nảy sinh ra một vấn đề là phải lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học trong nhà trường Tiểu học sao cho phù hợp để theo kịp sự phát triển của thời đại.
Hơn 40 năm qua, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã tiến hành xem xét và đổi mới chương trình giáo dục theo 4 cột trụ của giáo dục thế kỷ 21 do UNESCO đề xướng là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra không chỉ đơn giản là đổi mới nội dung dạy học sao cho cập nhật hoá mà điều cốt yếu là phải sử dụng các phương pháp dạy học như thế nào cho thích hợp để có thể truyền thụ cho học sinh những kiến thức kỹ năng cần thiết ấy.
Trước những đòi hỏi mới của nền giáo dục hiện đại, những phương pháp dạy học truyền thống đã trở nên lạc hậu và ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm không thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới, do đó vấn đề cấp thiết đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học. Trong bối cảnh đó, rất nhiều phương pháp dạy học mới đã ra đời như: phương pháp dạy học đồng đẳng, dạy học nêu vấn đề, dạy học algorit hoá, dạy học chương trình hoá… Việc sử dụng các phương pháp này đặc biệt là dạy học chương trình hoá sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên các phương pháp này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong nhà trường tiểu học do nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, giáo viên còn chưa nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học. Họ cho rằng đổi mới phương pháp theo hướng lấy học sinh làm trung tâm đơn thuần chỉ là sử dụng nhiều phương pháp hỏi - đáp, cho học sinh đọc trước sách giáo khoa để tới lớp nhắc lại những điều đã học nhằm củng cố kiến thức. Thậm chí, một số giáo viên còn cho rằng họ là nguồn duy nhất truyền thụ kiến thức cho học sinh chứ không nghĩ rằng học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Chính điều này đã khiến họ khó hoà nhập vào xu thế đổi mới phương pháp.
Thứ hai, sự thiếu thốn và hạn chế về cơ sở vật chất cũng là nguyên nhân cản trở việc sử dụng rộng rãi các phương pháp mới trong nhà trường sư phạm nói chung và nhà trường tiểu học nói riêng.
Thứ ba, bản thân các nhà trường cũng chưa được trang bị đầy đủ và kịp thời những cơ sở lý luận cần thiết về các phương pháp dạy học tích cực cho các cán bộ, giáo viên của trường.
Những nguyên nhân kể trên đã cho ta thấy việc nghiên cứu và đưa các phương pháp dạy học mới vào sử dụng trong nhà trường là hết sức cần thiết. Trong phạm vi hạn hẹp của luận văn tốt nghiệp, chúng tôi chỉ dừng lại ở nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá ở nhà trường tiểu học với tên đề tài: “Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point thông qua môn Tiếng Việt ở Tiểu học”.
II. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường tiểu học.
III. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
1. Khách thể nghiên cứu
Đổi mới phương pháp dạy học.
2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc sử dụng dạy học chương trình hoá như là một phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point.
IV. Phạm vi nghiên cứu
1. Thực nghiệm thông qua phân môn: Ngữ pháp trong bộ môn tiếng Việt ở Tiểu học.
2. Đối tượng điều tra:
- Giáo viên tiểu học thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây.
Thời gian 3/2002
3. Đối tượng thực nghiệm:
- Học sinh lớp 4 trường tiểu học Cát Linh quận Đống Đa - Hà Nội.
Thời gian 25/2 đến 6/4/2002
V. Giả thiết khoa học
Nếu sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá một cách hợp lý thì sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học tiểu học.
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá.
2. Nghiên cứu phần mềm Power Point.
3. Đưa ra một số biện pháp về việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá ở tiểu học.
VII. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
2. Phương pháp điều tra.
3. Phương pháp quan sát.
4. Phương pháp thực nghiệm.
5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 160
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 148
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16