Mã tài liệu: 214225
Số trang: 8
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 587 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
TÓM TẮT : Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng tận
dụng một số loại chất thải, nhất là các chất thải công nghiệp nguy hại, làm nhiên liệu thay thế
trong quá trình đốt trong lò nung xi măng ở điều kiện Việt Nam. Trước tiên, một số xu hướng
nghiên cứu trên thế giới được tóm lược, sau đó bài báo đưa ra các nghiên cứu phân tích yêu
cầu của các loại vật liệu có thể làm nhiên liệu thay thế, tiếp theo là phần trình bày các kết quả
nghiên cứu thực nghiệm đốt dầu nhớt thải, và bài báo kết thúc bằng việc đưa ra các triển vọng
cho định hướng các nghiên cứu tiếp theo của chủ đề này.
1. MỞ ĐẦU
Sản xuất xi măng là ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng. Trung bình để tạo ra 1
tấn clinker (là thành phần chính của xi măng) phải cần đến 3.0 -5.5 GJ (7.2 – 13.2 x 106 KCal)
tương đương với nhiệt năng của 100 -180 kg than Anthracite hoặc 70 –125 kg dầu nhiên liệu
(HFO). Một loại than, hoặc hỗn hợp nhiều loại nhiên liệu khác nhau có thể được sử dụng trong
sản xuất xi măng. Các nhiên liệu thông thường như dầu và khí thiên nhiên ngày càng ít được
sử dụng vì giá thành cao. Nhiên liệu thứ cấp (nhiên liệu thay thế –Alternative fuel) bao gồm
các loại mảnh vụn của lốp xe, các loại chất thải dạng rắn hay lỏng, plastic và một số nhiên liệu
sinh học như gỗ thải, bùn cống rãnh, mỡ động vật Nhiên liệu thay thế được sử dụng ngày
càng nhiều tùy thuộc vào kinh tế và thói quen truyền thống của mỗi nước. Điều này đặc biệt
đúng đối với những nước Châu Âu, tại đây qui định cấm đổ chất thải vào bãi chôn lấp và các
nhà máy được hướng dẫn triển khai đốt chất thải làm nhiên liệu thay thế trong lò nung xi
măng. Khi sử dụng nhiên liệu thay thế với một tỉ lệ cân đối và hợp lí thì mang lại nhiều hiệu
quả kinh tế cho các nhà máy xi măng ở nhiều nước khác nhau. Các công ty xi măng được
khuyến khích giảm chi phí sản xuất bằng cách tận dụng lại các chất thải.
Theo số liệu của Ngân Hàng thế giới (WB) thì một năm có hơn 4.000.000 tấn chất thải
công nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trên thế giới.
Trong đó bao gồm cả các chất dễ cháy, chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất công
nghiệp và các lọai thuốc trừ sâu, thùng chứa hóa chất phục vụ các họat động nông nghiệp. Các
lọai chất thải này đòi hỏi phải được quản lý tốt để hạn chế tối đa tính chất độc hại, khả năng
gây ưng thư, tính nguy hại đối với sức khỏe và môi trường. Chất thải công nghiệp chủ yếu tập
trung ở các khu vực kinh tế trọng điểm, các nước công nghiệp và đô thị phát triển trên thế giới.
Hình 1 liệt kê một số khả năng sử dụng nguồn nguyên – nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi
măng trong tương lai.
Có thể áp dụng nhiều khả năng khác nhau để làm nhiên liệu thay thế ở dạng rắn, lỏng hay
khí. Thông thường ta sử dụng các loại như vỏ ruột xe, chất thải sinh hoạt, dầu nhớt thải hay
các loại gỗ vụn thải v.v đã qua sơ chế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng được nhiên
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 10, SOÁ 10 - 2007
Trang 81
liệu để thay thế và đánh gía, kiểm soá
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 198
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16