Tìm tài liệu

Nang cao nang luc canh tranh cua nganh giay Viet Nam trong dieu kien hoi nhap kinh te quoc te

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Upload bởi: tt_bichnga

Mã tài liệu: 210494

Số trang: 180

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 1,907 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

Phần mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Công nghiệp giấy là một trong những ngành kinh tế-kỹ thuật có vị trí quan trọng trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam cũng như trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Thông báo số 121/TB ngày 29/8/1995, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định “Ngành công nghiệp bột giấy và giấy là một trong những ngành chiến lược quan trọng, phục vụ trực tiếp sự nghiệp văn hoá, giáo dục, xã hội và phát triển kinh tế đất nước”.

Năm 2006, ngành giấy Việt Nam mới sản xuất được 958.000 tấn giấy và 300.000 tấn bột giấy, đáp ứng được 55% nhu cầu tiêu dùng giấy trong nước với chất lượng và chủng loại sản phẩm giấy còn khiêm tốn. Ngành giấy còn nhiều tiềm năng phát triển như thoả mãn nhu cầu tiêu dùng giấy cho hơn 80 triệu dân; mức tiêu dùng giấy đầu người bình quân mới đạt 18,4 kg/năm, trong khi đó một số nước trong khối ASEAN đạt từ 30-50 kg/năm, các nước kinh tế phát triển là 200 kg/năm; Việt Nam có diện tích rừng tự nhiên lớn và nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới nên rất phù hợp phát triển cây nguyên liệu giấy . Song thời gian qua năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của ngành giấy còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Tình trạng đó là do tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là chưa có được định hướng chiến lược và một hệ thống các giải pháp toàn diện, đồng bộ có hiệu lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra những cơ hội thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt trong cạnh tranh trên thị trường đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như đối với từng ngành và từng đơn vị sản xuất kinh doanh nói riêng. Trong trường hợp ngành giấy, ngay sau khi lộ trình gia nhập AFTA được thực hiện kể từ ngày 1/7/2003 với việc thuế nhập khẩu giảm từ 40% xuống 20%, ngành giấy gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước như Inđônêxia, Thái Lan, Malaysia . ngay trên thị trường nội địa. Thách thức ngày một lớn hơn khi Việt Nam chính thức tham gia WTO từ ngày 1/1/2007, mức thuế nhập khẩu nhiều loại giấy giảm xuống chỉ còn từ 0-5%. Vì vậy việc định ra một hệ thống các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” để thực hiện luận án tiến sỹ kinh tế của mình.

2. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan

Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngành giấy Việt Nam cũng như ngành giấy các nước trong khu vực và trên thế giới như:

(1) Công trình nghiên cứu, phân tích hai nhà máy sản xuất bột giấy và giấy Bãi Bằng, Việt Nam và Southern Paper mill, Tanzania, của tác giả Jorg Becker (1991) đã đề cập đến những khó khăn trong quá trình xây dựng, vận hành các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy có qui mô lớn tại các nước đang phát triển như nguồn nguyên liệu, tiêu thụ nhiều năng lượng, công nghệ phức tạp do vậy phải thuê chuyên gia nước ngoài với mức lương cao hay vấn đề ảnh hưởng đến môi trường, xã hội Do vậy cần thận trọng khi quyết định đầu tư vào các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy có qui mô lớn tại các nước này và nên quan tâm đến vấn đề công nghệ như thu hồi hoá chất, xử lý bột, nước thải và môi trường sinh thái.

(2) Vũ Dương Hiền (1995) qua việc phân tích chất lượng sản phẩm giấy của các doanh nghiệp sản xuất giấy ở miền Bắc Việt Nam, kinh nghiệm nâng cao chất lượng sản phẩm giấy của ngành giấy các nước Châu á và tổng kết kinh nghiệm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty giấy Hải Phòng đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam trong cơ chế thị trường.

(3) Chris Lang (1996) đã phân tích ngành giấy và ảnh hưởng của nó đến những nước ở phía Nam. Đặc biệt là những thể chế liên quan đến việc thúc đẩy phát triển ngành giấy xuống các nước ở phía Nam. Tác giả sử dụng Việt Nam làm thí dụ nghiên cứu việc các thể chế đã ảnh hưởng như thế nào đến các dự án trồng rừng, cũng như tình hình phát triển ngành giấy Việt Nam. Tác giả cho rằng những dự án trồng rừng của Việt Nam, đơn giản là thoả mãn nhu cầu về tiêu thụ giấy và xuất khẩu máy móc thiết bị của các nước phía Bắc.

(4) Vũ Tường Anh (1996) đã tìm hiểu và xác định được trong quá trình sản xuất bột giấy và giấy có những nguồn gây ô nhiễm môi trường như nước thải, không khí và tiếng ồn. Tác giả tập trung nghiên cứu các nguồn gây ô nhiễm tại các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy sử dụng nguyên liệu từ phế phẩm của sản xuất công-nông nghiệp như bã mía, rơm rạ . Tại các nước đang phát triển, có nhiều nhà máy sản xuất bột giấy và giấy công suất nhỏ, sử dụng nguyên liệu phi gỗ đang hoạt động và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên các nhà máy này lại giúp làm giảm ảnh hưởng xấu từ quá trình sản xuất giấy đến môi trường tự nhiên thông qua việc giảm tỷ lệ khai thác gỗ làm nguyên liệu sản xuất. Tác giả đã chọn nhà máy giấy Vạn Điểm nơi sản xuất bột giấy và giấy các tông từ bã mía để làm ví dụ thực hiện nghiên cứu. Qua nghiên cứu thực tế tại đây, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để giảm ô nhiễm nguồn nước, không khí và tiếng ồn tại nhà máy.

(5) Errko Autio và cộng sự (1997) sử dụng bộ số liệu Thống kê Châu Âu (Eurostat/DG-XIII Community Innovation Survey) để phân tích hoạt động đổi mới trong ngành giấy như đầu tư vô hình và hữu hình, hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, những chi phí liên quan đến hoạt động đổi mới và đầu ra của hoạt động đổi mới (phần đóng góp doanh thu tăng thêm của sản phẩm mới). Tiếp đến, tác giả tìm ra những yếu tố đổi mới và phân tích những đặc điểm trong việc thực hiện quá trình đổi mới ngành giấy của Châu Âu. Quá trình đổi mới của ngành giấy là quá trình tương tác phức tạp giữa người sử dụng công nghệ và nhà sản xuất thiết bị (những nhà cung cấp thiết bị chuyên môn hoá, máy móc đặc chủng) với nhà cung cấp nguyên liệu, các hãng tư vấn, viện nghiên cứu và trường đại học. Cuối cùng tác giả đưa ra một số kết luận như (1) các doanh nghiệp sản xuất bột giấy và giấy lớn hay nhỏ đều rất quan tâm đến đổi mới công nghệ, tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ ít theo đuổi các dự án đổi mới kỹ thuật cao và phức tạp; (2) hoạt động đổi mới và xuất khẩu không có liên quan tới nhau, mà xuất khẩu phụ thuộc vào từng quốc gia, mô hình công ty và hình thức sở hữu; (3) thứ tự sắp xếp các thông tin quan trọng của các doanh nghiệp có nhiều đổi mới là: thông tin trong nội bộ ngành, nhà cung cấp thiết bị, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin từ triển lãm và hội chợ; (4) doanh nghiệp đổi mới nhiều thường sử dụng tư vấn và hoạt động nghiên cứu, phát triển với các đối tác bên ngoài. Với các kết quả tìm được, tác giả kiến nghị với các nhà hoạch định chính sách nên quan tâm và đầu tư cho các cơ quan nghiên cứu thay vì trợ giúp trực tiếp cho ngành giấy. Trong các năm tới, chính sách đối với ngành giấy là tập trung vào việc nghiên cứu và phổ biến các công nghệ sản xuất bảo đảm phát triển bền vững.

(6) Christopher Barr (2000) trong nghiên cứu của mình về những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành giấy Inđônêxia cho rằng việc ngành giấy phát triển nhanh đã ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của rừng. Trong thời gian tới, các tập đoàn sản xuất giấy của Inđônêxia sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung ứng gỗ dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên.

Các tập đoàn sản xuất giấy của Inđônêxia được ưu đãi nhiều trong việc khai thác gỗ từ rừng tự nhiên với chi phí thấp, nhận được những đặc ân về vốn trực tiếp hoặc gián tiếp của Chính phủ thông qua các khoản vay với lãi suất và điều kiện ưu đãi, khấu hao tài sản nhanh và những qui định lỏng lẻo về tài chính. Các yếu tố trên giúp các tập đoàn này giảm chi phí đầu tư và có thể vay tiền một cách dễ dàng từ các ngân hàng. Bên cạnh đó, nhờ những ưu đãi trên của Chính phủ, các tập đoàn này dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn tài chính quốc tế.

Từ những kết quả trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với những nhà lập chính sách và các thể chế tài chính như (1) tạm ngừng cho phép mở rộng công suất các nhà máy bột giấy và giấy đến khi được kiểm toán toàn bộ, (2) không hỗ trợ cung ứng nguyên liệu gỗ cho ngành giấy bằng việc tăng lệ phí khai thác, (3) cần có những tổ chức giám sát độc lập để đánh giá các dự án trồng rừng (có thể sử dụng ảnh chụp từ vệ tinh) và phạt nặng các công ty không đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững, (4) các thể chế tài chính cung cấp vốn cho các dự án của ngành giấy cần phải đánh giá đầy đủ rủi ro về tài chính và không cung cấp tín dụng cho các dự án liên quan đến hoạt động khai thác trái phép hoặc sử dụng nguyên liệu gỗ lậu.

(7) Chris Lang (2001) nghiên cứu thực trạng phát triển ngành giấy tại các nước lưu vực sông Mêkông như Thái Lan, Lào, Cămpuchia và Việt Nam để tìm hiểu việc mở rộng vùng nguyên liệu và ảnh hưởng của nó đến xã hội cũng như môi trường; vai trò của các thể chế đối với việc phát triển ngành giấy. Hầu hết các dây chuyền sản xuất bột giấy và giấy lớn trong khu vực được tư vấn, tài trợ vốn và cung cấp máy móc thiết bị từ các nước ở phía Bắc. Bên cạnh đó, các dây chuyền này thải ra một lượng hoá chất lớn làm ô nhiễm nguồn nước tại các dòng sông và môi trường xung quanh. Đối với trường hợp Việt Nam, tác giả tập trung nghiên cứu đầu vào của quá trình sản xuất giấy là việc trồng rừng cũng như sản xuất bột giấy; các chính sách và chương trình trồng rừng của Chính phủ; và sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế.

(8) Lundmark Robert (2002) sử dụng mô hình Cobb-Douglas với chuỗi số liệu về ngành giấy của mười nước Châu Âu từ năm 1978 đến 1995 để phân tích và ước lượng nhằm xác định địa điểm đầu tư xây dựng nhà máy của ngành giấy Châu Âu, chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng của việc sử dụng giấy loại. Tác giả đã sử dụng mô hình tân cổ điển để phân tích việc doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý sẽ có điều kiện tối thiểu hoá chi phí trong sản xuất, vận chuyển cả đầu vào và đầu ra. Kết quả cho thấy, cả trong dài hạn và ngắn hạn, yếu tố sử dụng giấy loại làm nguyên liệu đầu vào ít ảnh hưởng đến quyết định địa điểm đầu tư xây dựng nhà máy bột giấy và giấy bằng giá của các yếu tố khác như gỗ, điện và công suất hiện tại của nhà máy.

(9) Mats A. Bergman và Per Johansson (2002) phân tích ảnh hưởng của biến giá cả và qui mô thị trường trong xu hướng đầu tư vào ngành giấy Châu Âu. Tác giả sử dụng bộ số liệu của 15 nước Châu Âu từ năm 1988- 1997 và dùng phương pháp hồi qui để phân tích. Kết quả cho thấy tiền lương, tỉ giá hối đoái giữa đồng USD và ECU, giá của sản phẩm giấy và chi phí đầu tư nhà máy là những yếu tố chính xác định qui mô đầu tư trong ngành giấy. Dung lượng thị trường ít ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào ngành giấy.

(10) Barr C. và Cossalter C. (2004) cho rằng mặc dù Chính phủ Trung Quốc sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ cho sản xuất bột giấy từ gỗ như cung cấp các khoản vay với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng Trung ương, khuyến khích về tài chính và bao cấp vốn cho các dự án trồng hàng triệu ha rừng nguyên liệu, tuy nhiên chi phí trồng rừng vẫn cao hơn so với Inđônêxia và Braxin. Do vậy khả năng cạnh tranh của bột giấy Trung Quốc thấp ngay tại thị trường trong nước. Qua phân tích thực tế tại các nhà máy sản xuất bột giấy tẩy trắng từ gỗ cứng (BHKP) ở phía Nam Trung Quốc, trong trung hạn các nhà máy này sẽ phải đối mặt với việc thiếu nguồn cung ứng nguyên liệu.

(11) He D., White A. và Barr C. (2004) sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích, dự báo cung, cầu xuất nhập khẩu giấy và giấy bao bì trong trung hạn của Trung Quốc. Mô hình này dự báo tăng trưởng GDP làm cơ sở để dự báo nhu cầu tiêu thụ giấy và bao bì đến năm 2010. Theo dự báo này nhu cầu giấy và bột giấy của Trung Quốc đến năm 2010 là 68,5 triệu tấn và 59,6 triệu tấn. Sự phát triển nhanh chóng đó sẽ ảnh hưởng sâu, rộng đến tính bền vững của rừng; sinh kế tại các vùng nông thôn Trung Quốc và Châu á Thái Bình Dương; tạo lên sự căng thẳng trong việc cung ứng nguyên liệu gỗ ở thị trường trong

nước cũng như việc khai thác gỗ trái phép tại các nước xuất khẩu. Ngược lại, cũng tạo nên những cơ hội và thách thức cho các hộ trồng rừng nhỏ.

(12) Luis Diaz và cộng sự (2006) sử dụng hai cấp độ phân tích là phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) để rút ra tăng trưởng năng suất, tiến bộ công nghệ và mô hình hồi qui logistic để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất và tiến bộ công nghệ đối với ngành chế biến gỗ của Tây Ban Nha như sản xuất bột giấy và giấy, xẻ và chế biến gỗ, sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ. Từ các kết quả phân tích, tác giả cho rằng, trong dài hạn muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cần phải tự đổi mới công nghệ trong nội bộ ngành chế biến sản phẩm gỗ.

(13) Spek Machteld (2006) đã tìm hiểu khả năng thu xếp nguồn vốn cho các dự án trồng rừng nguyên liệu giấy cũng như xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy. Tác giả đã sử dụng số liệu của 67 dự án đầu tư nhà máy bột giấy với tổng công suất lên đến 25,5 triệu tấn/năm, từ năm 1995-2003 để nghiên cứu. Trong đó chỉ có 41% trong tổng số 67 dự án đang đi vào hoạt động. Spek cho biết hầu hết các dự án sản xuất bột giấy đều có thể thu xếp nguồn vốn từ tín dụng thương mại như các khoản vay, phát hành trái phiếu và huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Còn việc huy động vốn cho các dự án trồng rừng nguyên liệu giấy thì từ chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng làm thế nào các nhà đầu tư và cho vay có thể đánh giá được rủi ro về tài chính cũng như ảnh hưởng của các dự án đến môi trường. Các tổ chức tín dụng không có khả năng tự mình đánh giá mà thường dựa vào các tổ chức tài trợ như IFC nên nhiều dự án không có tính bền vững cũng có thể tiếp cận được các khoản vay. Do vậy, cần phải có sự tham gia đánh giá từ nhiều phía như chính phủ, chính quyền địa phương, nhà đầu tư và các tổ chức phi chính phủ. Bên cạnh đó cần có nhiều biện pháp khác như đề ra các qui định và nguyên tắc chung để đánh giá về môi trường.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều nghiên cứu ngành giấy ở một số khía cạnh như nguồn nguyên liệu cho ngành giấy, cung cấp tài chính cho các dự án bột giấy và giấy, hoạt động đổi mới công nghệ, ảnh hưởng của ngành giấy đến môi trường và chính sách của chính phủ các nước trong việc khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu cũng như ngành giấy. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện, có hệ thống cơ sở lý luận và đánh giá một cách đầy đủ năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài trên để thực hiện nghiên cứu là rất cần thiết.

3. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hoá và vận dụng những lý thuyết cơ bản về cạnh tranh, cạnh tranh ngành, luận án tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam, tìm ra những hạn chế về năng lực cạnh tranh và nguyên nhân hạn chế để đề xuất, xây dựng một hệ thống các giải pháp có tính đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận án lấy hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy trên thị trường của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế làm đối tượng nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu, luận án nghiên cứu đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất nhập khẩu của ngành giấy Việt Nam. Luận án còn đề cập đến kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy một số nước, điều này góp phần làm rõ hơn nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam. Từ đó luận án nghiên cứu triển vọng và những giải pháp đặt ra trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam. Số liệu sử dụng từ năm 1985-2006 khi nghiên cứu ngành giấy của các nước và từ năm 2000-2006 khi nghiên cứu ngành giấy Việt Nam.

5. Các phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê Nin làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Đồng thời luận án còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích thống kê, kinh tế lượng, phương pháp điều tra lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp điều tra khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp và phương pháp tổng hợp, so sánh trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp phân tích bao số liệu định hướng đầu vào (DEA) được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật ngành nhằm phân tích hiệu quả kỹ thuật của ngành giấy Việt Nam.

Số liệu sử dụng trong luận án là số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Công nghệ Giấy và Xenluynô, Tổng công ty giấy Việt Nam, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc và số liệu sơ cấp do tác giả tự thực hiện.

Hai bộ số liệu sử dụng chủ yếu để phân tích trong luận án của (1) Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) từ năm 1985-2006, (2) Tổng cục Thống kê Việt Nam, số liệu điều tra hàng năm các doanh nghiệp từ năm 2000- 2005. Do có sự khác nhau trong cách phân loại sản phẩm bột giấy và giấy cũng như phương pháp thu thập, xử lý số liệu từ hai nguồn này nên số liệu có một số khác biệt nhất định. Tuy nhiên, hai nguồn số liệu này rất hữu dụng trong việc sử dụng để phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam.

6. Những đóng góp của luận án

- Luận án đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý luận để làm rõ hơn bản chất, nội dung và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy. Trình bày cơ sở lý thuyết, phương pháp luận đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy về mặt định lượng và định tính. Để đánh giá về mặt định lượng, ngoài những chỉ tiêu thường được áp dụng, luận án trình bày cơ sở lý thuyết và phương pháp luận sử dụng các chỉ tiêu mới như đánh giá hiệu quả kỹ thuật bằng mô hình bao dữ liệu (DEA) để ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp trong ngành giấy Việt Nam qua đó đánh giá hiệu quả của ngành, hệ số tham gia thị trường quốc tế (PIM), hệ số lợi thế hiển thị ngành (RAC), tỉ lệ thâm nhập của hàng nhập khẩu (IPR), tỉ lệ chịu tác động cạnh tranh quốc tế (EIC) vận dụng đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy. Để đánh giá về mặt định tính năng lực cạnh tranh của ngành giấy, luận án đã kết hợp lý thuyết mô hình ‘kim cương’ của Porter với 4 nhân tố tác động là nhân tố sản xuất của ngành; điều kiện về cầu; các ngành liên quan và hỗ trợ; năng lực và cơ cấu ngành và mô hình của Dunning bổ sung thêm 2 nhân tố là vai trò của Nhà nước và đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành giấy ba nước Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan, luận án đã rút ra 5 bài học mà ngành giấy Việt Nam có khả năng vận dụng.

Từ các nội dung nêu trên, luận án đã tạo lập được cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Luận án đã vận dụng cơ sở lý thuyết, phương pháp tính 8 chỉ tiêu để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh về mặt định lượng của ngành giấy Việt Nam. Trong 8 chỉ tiêu nêu trên, ngoài các chỉ tiêu thường được áp dụng, luận án sử dụng một số chỉ tiêu chưa được ứng dụng trong ngành giấy Việt Nam: (1) chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật để đánh giá hiệu quả của ngành giấy và thông qua chỉ tiêu này phản ánh năng lực cạnh tranh của ngành; (2) bốn chỉ tiêu: hệ số tham gia thị trường quốc tế, hệ số lợi thế hiển thị ngành, tỷ lệ chịu tác động cạnh tranh quốc tế, tỷ lệ thâm nhập của hàng nhập khẩu để so sánh mối tương quan năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam và ngành giấy của Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan. Luận án đã vận dụng cơ sở lý thuyết và phương pháp luận mô hình ‘kim cương’ của Porter và Dunning để phân tích sự tác động tổng hợp của 8 nhân tố đến năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam nhằm phản ánh năng lực cạnh tranh về mặt định tính.

- Từ các kết quả phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành giấy, luận án đã trình bày những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế làm cho năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam đạt dưới mức tiềm năng của các nguồn lực tạo nên sức mạnh cạnh tranh và chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trong quan hệ so sánh với các đối thủ khác.

- Luận án đã đề xuất 3 nhóm kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đó là: điều chỉnh mục tiêu chiến lược và quán triệt những quan điểm cơ bản về điều chỉnh mục tiêu chiến lược cạnh tranh của ngành thích hợp với điều kiện môi trường có nhiều thay đổi; đề xuất một hệ thống các giải pháp của Tổng công ty giấy và các doanh nghiệp trong ngành giấy Việt Nam; những kiến nghị quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm phát huy tổng hợp các nguồn lực quốc gia, ngành và doanh nghiệp hướng vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế[URL="/downloads.php?do=file&id=3157"]

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy ...

Upload: horrus_7777

📎 Số trang: 180
👁 Lượt xem: 454
Lượt tải: 17

Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công ...

Upload: lusi_ice

📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 388
Lượt tải: 16

Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may ...

Upload: hoachanh165

📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 341
Lượt tải: 17

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh ...

Upload: lyvang137

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 343
Lượt tải: 18

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng ...

Upload: tinhyeu_hong

📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 488
Lượt tải: 17

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ...

Upload: dinhloi152

📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 496
Lượt tải: 16

Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ...

Upload: quanghongnguyen

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 379
Lượt tải: 17

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh ...

Upload: yeuckq

📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 426
Lượt tải: 16

Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn ...

Upload: sangvoanhcuoc

📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 388
Lượt tải: 16

Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ...

Upload: nangvang2

📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 331
Lượt tải: 16

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân ...

Upload: sungtv

📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 526
Lượt tải: 17

Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế ...

Upload: hidenames

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 309
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy ...

Upload: tt_bichnga

📎 Số trang: 180
👁 Lượt xem: 523
Lượt tải: 17

Tổng hợp
Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Công nghiệp giấy là một trong những ngành kinh tế-kỹ thuật có vị trí quan trọng trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam cũng như trong phát pdf Đăng bởi
5 stars - 210494 reviews
Thông tin tài liệu 180 trang Đăng bởi: tt_bichnga - 27/01/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 27/01/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế