Mã tài liệu: 301566
Số trang: 20
Định dạng: zip
Dung lượng file: 108 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Sau gần 17 năm đổi mới, sức mạnh tổng thể nói chung và năng lực cạnh tranh nói riêng của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội nước ta đang đứng trước cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng, đi đôi với chất lượng phát triển kinh tế, xã hội, đương đầu với nhiều áp lực cạnh tranh gay gắt trong tiến trình hội nhập.
Thép là một ngành Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong công cuộc CNH-HĐH, quá độ đi lên CNXH của Việt Nam. Ngành Thép cũng đang đứng trước những khó khăn nhất định khi Việt Nam tham gia vào tiến trình hội nhập. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép nước ta trong qúa trình hội nhập khu vực và quốc tế” để nghiên cứu và thực hiện.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 phần:
Phần 1. Lý luận chung về ngành thép và sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam.
Phần 2. Thực trạng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới.
Phần 3. Các biện pháp để tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thép Việt Nam.
Phần 1. Lý luận chung về ngành thép và sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam.
1.1. Vai trò, vị trí của ngành Thép trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành thép là ngành Công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia. Nền Công nghiệp gang thép mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động, vững chắc. Sản phẩm thép là vật tư, nguyên liệu chủ yếu, là “lương thực” của nhiều ngành kinh tế quan trọng như ngành cơ khí, ngành xây dựng; nó có vai trò quyết định tới sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đa số các nước thành công về phát triển kinh tế đều xác định ngành thép là ngành kinh tế mũi nhọn, hàng đầu và tập trung đầu tư cho nó phát triển.
Trước những năm 90, chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước tham gia sản xuất thép như Công ty Gàng thép Thái Nguyên, Công ty Gang thép Miền Nam… nhưng sau đó, khi chính sách đổi mới của Đảng trong phát triển kinh tế ra đời, ngành thép đã không ngừng phát triển, dẫn chứng đó là sự ra đời 5 liên doanh cán thép, 2 công ty cán thép 100% vốn nước ngoài và sau năm 2000, đã có thêm hàng loạt các công ty sản xuất thép của tư nhân, các công ty thép cổ phần và các công ty thép thuộc các đơn vị khác ngoài bộ Công nghiệp, đưa số lượng của các đơn vị lên gần 50 đơn vị.
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển xây dựng ở Việt Nam ngày một gia tăng, thị trường thép từ đó cũng được mở rộng. Tính bình quân, tốc độ tăng trưởng ngành thép trong thời kì 1991-2001 là 25% và về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thép xây dựng đất nước (đã 5 năm nay, gần như không phải nhập khẩu thép thanh và thép cuốn cho xây dựng). Theo thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam, tính tới năm 2002, công suất thiết kế của tất cả doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam đã đạt trên 4 triệu tấn/năm, nhưng do nhu cầu thị trường và một số nhà máy mới đi vào sản xuất chưa đạt công suất thiết kế…nên sản lượng thép cán của năm 2002 chỉ đạt 2,4 triệu tấn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 242
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16